Bệnh khác của mắt, Bệnh về mắt

Mắt lồi là bệnh lý gì? Nguyên nhân do đâu?

Mổ cận thị laser không chạm

Mắt lồi có phải là một hiện tượng bình thường hay đang cảnh báo một vấn đề xấu của cơ thể? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin cụ thể và rõ ràng nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Mắt lồi là gì

Mắt lồi là tình trạng mắt bị lồi ta phía trước hơn so với mắt bình thường. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt.

Lồi mắt không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề của cơ thể. Tất nhiên, không thể khẳng định chắc chắn được đó là vấn đề gì, nhưng sức khỏe của bạn đang không tốt khi mắt bị lồi ra.

Nghiên cứu cho thấy, mức độ lồi của mắt người Việt trung bình chỉ khoảng 12mm. Nếu mắt lồi ra lớn hơn 12mm là có vấn đề và bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.

Các mức độ của mắt lồi:

  • Mức độ 1: Khoảng cách lồi ra từ 13mm – 16mm
  • Mức độ 2: Lồi ra từ 17mm – 20mm
  • Mức độ 3: Khoảng cách lồi từ 20mm – 23mm
  • Mức độ 4: Khoảng cách lồi trên 24mm
Mắt lồi là tình trạng con ngươi đẩy ra phía trước so với bình thường
Mắt lồi là tình trạng con ngươi đẩy ra phía trước so với bình thường

Nguyên nhân khiến mắt bị lồi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt lồi ra phía trước. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Do bẩm sinh

Một số người lồi mắt đã xuất hiện từ khi sinh ra. Nguyên nhân là do cấu trúc của mắt có vấn đề. Cấu trúc xương mặt và hốc mắt không bình thường đã làm cho nhãn cầu mắt bị lồi ra phía trước.

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng lồi của mắt quan sát rất rõ. Nhưng theo thời gian, tình trạng lồi mắt sẽ giảm dần, khi trưởng thành tình mắt sẽ bớt hẳn lồi ra.

Ngoài vấn đề cấu tạo của mắt, lồi mắt cũng có thể đến từ nguyên nhân di truyền. Nếu thế hệ trước có hốc mắt khác thường, thì con cái sinh ra sau cũng vậy.

Có vấn đề về tuyến giáp

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá với với cơ thể để chống lại vi khuẩn đã vô tình nhầm lẫn với các mô ở xung quanh mắt. Chính điều này đã khiến các mô mắt bị phồng lên và đẩy ra phía ngoài. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lồi mắt do tuyến giáp có vấn đề.

Cường giáp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mắt lồi
Cường giáp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mắt lồi

Chấn thương

Đây là một nguyên nhân hy hữu. Khi chấn thương xảy ra ở mắt có thể khiến hốc mắt bị sưng hoặc chảy máu. Mắt do vậy có thể phồng và lồi ra. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là phù mắt, đau mắt, mắt khó nhắm mở,…

Mắt bị nhiễm trùng

Khi mắt bị nhiễm trùng, phần hốc mắt có thể bị viêm. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây mắt lồi.

Biến chứng tăng nhãn áp

Lồi mắt là một trong những biến chứng nguy hiểm của tăng nhãn áp. Tình trạng tăng nhãn áp xảy ra đã làm mất kết nối giữa các dây thần kinh của mắt và náo. Triệu chứng của vấn đề này không rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết.

Sau mắt có khối u

Khi có khối u xuất hiện ở phía sau mắt, mắt sẽ bị lồi ra phía ngoài. Đây là một nguyên nhân cũng gặp ở nhiều người.

Các triệu chứng khi mắt bị lồi

Bạn có thể nhận biết tình trạng lồi mắt qua những dấu hiệu sau:

  • Mắt khó nhắm lại hoàn toàn khi ngủ
  • Mắt khô, hay chảy nước mắt và có sạn
  • Mắt rất khó cử động
  • Phần lòng trắng của mắt bị sưng lên
  • Khu vực xung quanh mắt sưng lên
  • Mắt nhạy cảm với các loại ánh sáng, nhất là ánh sáng từ mặt trời.

Cách điều trị bệnh mắt lồi

Nếu lồi mắt không được phát hiện sớm và điều trị sẽ dẫn đến mất thị lực. Do đó, nếu mắt bạn đang bị các triệu chứng kể trên, thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Dựa trên tình trạng bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng. Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây mắt lồi để điều trị.

Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê sử dụng sản phẩm kháng sinh. Với nguyên nhân đến từ khối u, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Còn với những nguyên nhân khác có thể được chỉ định sử dụng các sản phẩm chữa trị chuyên dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân lồi mắt sẽ được bác sĩ khuyên sử dụng thêm nước mắt nhân tạo hoặc gel mỡ bôi mắt để giảm bớt những triệu chứng khó chịu cho mắt.

Phương pháp điều trị được đưa ra phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý riêng của từng người
Phương pháp điều trị được đưa ra phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý riêng của từng người

>>>Xem thêm

Cách phòng bệnh mắt lồi

Tình trạng lồi mắt có thể xuất hiện vài tháng trước khi có triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện những vấn đề ở mắt sớm nhất, bạn nên duy trì đi khám sức khỏe cho mắt định kỳ 6 tháng/lần. Tất nhiên, bạn nên làm kiểm tra tổng thể mắt.

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm và sản phẩm tốt cho mắt. Những thực phẩm giàu vitamin A giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho mắt.

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt

Thêm vào đó, bạn cần giữ cho mắt một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý. Đảm bảo cho mắt được nghỉ ngơi và được bảo vệ trước các tác nhân gây ảnh hưởng đến mắt.

Nếu nguyên nhân mắt lồi là do các bệnh lý thực thể thì tốt nhất chúng ta nên điều trị bệnh một cách ổn định.

Một số biện pháp phòng bệnh khác như:

  • Tránh tình trạng khô mắt bằng việc dùng thuốc nhỏ mắt bên ngoài. Bổ sung các loại thuốc bổ mắt từ bên trong.
  • Nhỏ thuốc nước cũng có tác dụng làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn. Không dùng một cách tùy ý mà nên theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
  • Kính nên đeo đúng cách, vị trí mắt kính nên để vừa tầm mắt, tránh tình trạng mắt kính tụt hoặc quá cao khiến cho mắt phải ngước lên/ xuống dẫn đến lồi và sụp xuống.
  • Dùng kính đúng độ để không làm tăng độ hoặc mắt phải điều tiết quá mắc, căng ra làm thị lực suy giảm.
  • Học tập và làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng.

Mắt lồi không phải là vấn đề bình thường như nhiều người vẫn nghĩ. Mong rằng, thông tin chia sẻ của bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này của mắt. Chúc bạn luôn biết cách giữ gìn đôi mắt sáng trong, khỏe mạnh và đẹp nhất.