Bệnh nhân hỏi, Blog

Khám Cận Thị gồm những Bước Nào? Bao Lâu? Bao Tiền?

Mổ cận thị laser không chạm

Khám cận thị là cách giúp bạn xác định được chính xác mức độ cận của mắt. Vì vậy, để đảm bảo có được một chiếc cận phù hợp nhất, bạn không thể bỏ qua được bước thăm khám.

Cận thị là bệnh lý gì

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt làm cho chức năng thị giác bị rối loại. Người bị cận chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh mờ hoặc hình ảnh ở gần. Bởi lúc này trục nhãn cầu bị dài ra và các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì ở chính giữa võng mạc như mắt thường.

Hiện tại, có rất nhiều người mắc phải bệnh cận thị. Bệnh không chỉ gặp ở người lớn, mà còn gặp ở ở trẻ em, trẻ nhỏ. Mặc dù, bệnh lý này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Nhưng bệnh gây khó khăn cho mọi người trong học tập và sinh hoạt. Cận thị có thể đến từ yếu tố di truyền hoặc do môi trường sống.

Mức độ cận thị của mắt nặng hay nhẹ sẽ dựa trên độ cận thị. Đơn vị đo độ cận thị là Điốp (Đ). Độ cận càng lớn, thì số kính Điốp càng cao, điều này đồng nghĩa độ dày của kính sẽ nhiều hơn.

Khám cận thị có phức tạp không

Quá trình khám cận thị thường diễn ra trong khoảng 1 – 2 tiếng. Bác sĩ sẽ thực hiện khám theo từng bước cụ thể để xác định chính xác độ cận. Nhờ đó mà người bệnh sẽ có một chiếc kính cận phù hợp nhất để sử dụng.

Mặc dù, thời gian khám mắt có dài, nhưng các bước thực hiện đều rất đơn giản. Người bệnh hoàn toàn không phải lo lắng hay cảm thấy áp lực. Vì vậy, khám cận thị không phức tạp, rất đơn giản và hoàn toàn tạo được sự thoải mái cho người bệnh trong suốt quá trình thăm khám.

Ngoài ra, việc khám mắt cận thị rất có ích cho người bệnh. Thông qua quá trình thăm khám, người bệnh sẽ nắm và theo dõi được độ cận của mắt,  hạn chế được tình trạng suy giảm thị lực và nhược thị. Đồng thời, qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khám cận thị là điều nên làm với đối tượng có nguy cơ cao như học sinh nhằm phát hiện sớm và được xử trí tránh tăng độ gây ảnh hưởng đến thị lực sau này
Khám cận thị là điều nên làm với đối tượng có nguy cơ cao như học sinh nhằm phát hiện sớm và được xử trí tránh tăng độ gây ảnh hưởng đến thị lực sau này

Quy trình khám cận thị

Có 8 bước trong quy trình khám mắt cận, cụ thể như sau:

Đo thị lực

Đầu tiên, người bệnh sẽ được đo thị lực để kiểm tra tình trạng của mắt. Bác sĩ sẽ sử dụng máy đo khúc xạ tự động để xác định và chuẩn đoán tật khúc xạ ở mắt.

Đo khoảng cách đồng tử

Đo khoảng cách đồng tử nhằm giúp người bệnh khi đeo gọng kính thử nhìn qua tâm kính sẽ thấy thoải mái nhất. Đồng thời, việc này cũng giúp người bệnh khi đeo kính hạn chế tối đa tình trạng mỏi mắt, khó chịu. Bởi người bệnh rất có thể sẽ gặp phải các hiệu ứng lăng kính khi đo sai tâm.

Chỉnh khoảng cách đồng tử ở trên gọng kính thử

Người bệnh sẽ được đeo thử gọng kính. Khi này, bác sĩ sẽ điều chỉnh khoảng cách đồng tử trên gọng kính sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất và có thể nhìn rõ hình ảnh. Bác sĩ có thể chỉnh độ nghiêng của càng kính, độ nghiêng tì mũi hay độ nghiêng cả 2 bên càng kính,…

Soi bóng đồng tử đo khúc xạ

Phương pháp soi bóng đồng tử sẽ giúp các bác sĩ xác định được chính xác mức độ khúc xạ của người bệnh. Ở bước đo khúc xạ này, các bác sĩ sẽ thêm thông tin về tình trạng mắt, thay vì chỉ dựa vào câu trả lời chủ quan của bệnh nhân.

Đặc biệt, phương pháp này áp dụng được cho cả trẻ em. Đối tượng chưa thể phân biệt hoặc trả lời chính xác các câu hỏi khi thăm khám trước đó.

Kiểm tra thị lực của mắt

Người bệnh sẽ được kiểm tra thị lực của từng mắt thông qua hộp kính thử. Đây được xem là bước quan trọng trong các bước khám cận thị.

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả lại những gì đã nhìn thấy qua bảng thị lực. Nhờ đó, bác sĩ sẽ chọn được cho bệnh nhân một chiếc kính có độ cận phù hợp nhất.

Kiểm tra thêm về tình trạng khúc xạ

Nếu người bệnh bị loạn thị mắt phải, bác sĩ sẽ sử dụng kính trụ tương ứng với độ loạn và trục loạn dự kiến. Sau đó, kính trụ chéo Jackson sẽ được sử dụng để điều chỉnh lại trục và công suất của kính trụ ở mắt phải. Tiếp đến, bác sĩ sẽ tìm độ cầu tối ưu cho mắt phải. Mắt trái cũng thực hiện tương tự như vậy.

Khám hợp thị của 2 mắt

Khi đã thực hiện khám đến bước này, bệnh nhân đã có được thị lực chuẩn. Song bác sĩ sẽ thực hiện tiếp cân bằng thị lực 2 mắt bằng biện pháp sương mù. Phương pháp này giúp khả năng điều tiết 2 mắt được cân bằng. Hạn chế tối đa tình trạng thừa hoặc thiếu độ cận.

Đeo thử kính mới

Bước cuối cùng của quy trình khám cận cho mắt. Bước này sẽ kiểm tra độ dung nạp của mắt với kính mới. Quá trình sẽ kết thúc khi bệnh nhân không có cảm giác chóng mặt, đau đầu, mỏi mắt và khó chịu khi đeo kính.

Quy trình khám cận thị khá đơn giản, được thực hiện bằng việc kết hợp giữa con người và các thiết bị đo thị lực chuyên dụng
Quy trình khám cận thị khá đơn giản, được thực hiện bằng việc kết hợp giữa con người và các thiết bị đo thị lực chuyên dụng

Chi phí khám cận thị có đắt không?

Mức giá khám mắt cận dao động khoảng 50.000 đồng – 300.000 đồng cho một lần thực hiện. Chi phí này chưa bao gồm tiền cắt kính.

Với quy trình khám ở trên, thì mức chi phí không hề đắt. Mức giá này phù hợp với tất cả mọi người, cho dù là có điều kiện tài chính hay không.

Có một điều mà người bệnh cũng cần biết, không có một mức giá cụ thể cho một lần khám cận hay khám mắt, cắt kính, kiểm tra thị lực. Bởi mức giá bị chi phối bởi nhiều yếu tố như chuyên môn của bác sĩ, gói dịch vụ lựa chọn, loại mắt kính, loại gọng kính,…

Ngay việc lựa chọn cơ sở để thăm khám như bệnh viện, phòng khám hay cửa hàng kính mắt cũng đã có sự khác nhau về giá. Hiện tại, đa phần các bệnh viện và phòng khám nhãn khoa đều thu phí khám mắt, đo thị lực. Còn các cửa hàng mắt sẽ miễn phí và xem đây là dịch vụ đi kèm khi mua kính mắt ở cửa hàng.

Không có gì quá lạ khi mà quy trình khám và kiểm tra cận thị ở từng nơi có sự khác biệt. Ở những cơ sở nhãn khoa lớn mới có dịch vụ khám mắt, kiểm tra thực lực chuẩn. Còn các cửa hàng bán kính thì chỉ kiểm tra sơ qua.

Vì vậy, để nhận được dịch vụ khám mắt cận chất lượng, uy tín và chính xác, bạn nên cân nhắc lựa chọn một địa điểm nhãn khoa có tên tuổi với quy trình khám chuyên nghiệp.

Chi phí khám cận thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở khám bệnh, chất lượng dịch vụ, bác sĩ khám...
Chi phí khám cận thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở khám bệnh, chất lượng dịch vụ, bác sĩ khám…

>>>Xem thêm

Lịch khám cận thị bạn nên biết

Đối với từng đối tượng cận thị sẽ có một lịch khám mắt riêng. Bạn có thể tham khảo lịch khám định kỳ cho từng đối tượng ở dưới.

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Ở độ tuổi này các bé thường sẽ mắt phải các tật khúc xạ như cận thị, nhược thị, lác mắt,… Do đó, để bảo vệ thị lực cho mắt, bạn nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ và thường xuyên. Tốt nhất là 2 – 3 lần/năm.
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 17 tuổi: Thực hiện khám cận theo định kỳ 1 – 2 lần/năm.
  • Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Tối thiểu là nên khám mắt 6 tháng 1 lần. Với những trường hợp có tật khúc xạ thì nên thực hiện khám 3 – 6 tháng/lần để điều chỉnh độ cận của kính.

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, để bảo vệ và giữ được khả năng thị lực cho mắt, bạn cần phải biết cách chăm sóc mắt. Việc chăm sóc mắt được thực hiện mỗi ngày, không chỉ là thông qua các hoạt động sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, mà ngay cả chế độ ăn uống. Ngoài ra, việc duy trì khám cận thị theo lịch khuyến cáo cũng là điều cần thiết. Do đó, bạn nên lưu lại lịch khám và thực hiện đầy đủ. Chúc bạn sẽ luôn có được một đôi mắt sáng khỏe.