Bạn đã từng bị hoặc từng bắt gặp tình trạng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt hay chưa? Nếu bạn đã từng hoặc đang rơi vào tình trạng này, chắc hẳn bạn sẽ rất hoang mang và lo lắng. Để biết rõ và cụ thể hơn vấn đề này, bạn cũng đọc thật kỹ những nội dung được chia sẻ ngay sau đây.
Nội dung
Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt là bệnh gì
Mỗi khi nhìn vào màn hình máy tính, bạn có cảm giác nôn nao, đau đầu, chóng mặt thì đó chính là tình trạng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt.
Theo khoa học đây được gọi là hội chứng nôn nao vì chuyển động kỹ thuật số (Digital Motion Sickness). Tất nhiên, vấn đề này không gặp ở nhiều người, nhưng một số người khi tiếp xúc với màn hình máy tính quá lâu sẽ gặp tình trạng bị “say” như say tàu xe. Các biểu hiện xuất hiện cũng tương tự như vậy. Nhưng ở đây, người bị “say” màn hình máy tính sẽ có thêm triệu chứng mỏi mắt, nhìn hình ảnh bị chồng chéo, không tập trung được.
Trước mắt tình trạng nhìn màn hình máy tính chóng mặt không có quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Nhưng các triệu chứng của nó có thể kéo dài trong nhiều giờ, chất lượng giấc ngủ sau đó cũng sẽ không được đảm bảo.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi ngồi xem máy tính quá lâu
Để loại bỏ được tình trạng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt, bạn phải nắm được cụ thể nguyên nhân là gì? Chỉ khi biết được chính xác nguyên nhân, bạn mới có thể loại bỏ hoặc hạn chế được tình trạng khó chịu này.
Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt thường xuyên
Đối với những người bị chóng mặt thường xuyên như thế này thì vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể. Nhưng, theo giả thuyết thì tình trạng này có thể xuất phát từ chính sự xung đột giữa nhận thức của thị giác và trải nghiệm vật lý.
Mặc dù đôi mắt của bạn đang di chuyển, nhưng cơ thể lại không cảm nhận được điều đó. Chính điều này đã làm xuất hiện dấu hiệu đau đầu, chóng mặt khi nhìn vào màn hình của máy tính.
Thỉnh thoáng nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt
Đối với những người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chóng mặt khi nhìn vào màn hình máy tính, thì nguyên nhân có thể là do:
- Sử dụng máy tính quá nhiều
- Thần kinh bị căng thẳng
- Sức khỏe của mắt có vấn đề
- Tuần hoàn máu não kém
- Bị tật khúc xạ ở mắt
Đối tượng nào dễ gặp phải tình trạng này
Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Ở mỗi người, mức độ và biểu hiện có thể khác nhau. Song nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt dễ gặp nhất ở người bị say tàu xe, người có tiền sử bị đau nửa đầu, người có bệnh tiền đình, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, những người có khả năng giữ thăng bằng kém.
Vì vậy, những đối tượng trên nếu khi nhìn máy tính bị chóng mặt cũng không có gì phải ngạc nhiên. Bởi đây là một vấn đề mà bản thân có thể mắc phải là rất cao.
Cảnh báo tác hại khi ngồi nhìn màn hình máy tính quá lâu
Có thể nói máy tính hay các thiết bị điện tử thông minh như ti vi, điện thoại… là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Nhiều người công việc của họ phải sử dụng máy tính hàng ngày, trong thời gian dài. Hệ quả của việc đó chính là những người này xuất hiện hiện tượng như ù tai, chóng mặt, đau đầu… Không những thế nguy hiểm hơn đó là nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào. Điều này được giải thích là do làm việc căng thẳng, phần cơ khớp cổ thiếu sự vận động khiến cho máu kém lưu thông, về lâu dài sẽ có sự co cứng cơ, chèn ép mạch máu, máu kém lưu thông lên não gây thiếu máu não. Ngày càng có những người trẻ tuổi bị đột quỵ. Ngoài ra còn các tác hại xấu khác như giảm sút sức khoẻ, suy giảm trí nhớ…
Chính vì vậy những người thuộc trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao là dân văn phòng, công sở nên đặc biệt chú ý tới tư thế làm việc của mình sao cho đúng. Máy tính nên đặt ở vị trí thích hợp, nơi có đầy đủ ánh sáng, ngang tầm mắt và có khoảng cách phù hợp. Trong khi làm việc nhất định phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và vận động cổ vai, cánh tay, tập luyện mắt tránh nhìn quá lâu vào màn hình.
>>>Xem thêm
- Nguyên nhân gây cận thị ở người lớn
- Loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn
- Cận thị có thể tự khỏi được không
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh
Với xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, máy tính trở thành một công cụ không thể thiếu được trong công việc. Nếu bản thân bạn bị chóng mặt thường xuyên khi nhìn máy tính, thì bạn có thể lựa chọn một công việc gì đó không hoặc ít sử dụng máy tính. Hoặc bạn có thể khắc phục dần các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Các vấn đề theo như nguyên nhân đã được liệt kê ở trên. Ngoài ra, bạn có thể tập cho đôi mắt và cơ thể quen dần với màn hình máy tính. Thời gian tập luyện nên tăng lên mỗi ngày. Như vậy, tình trạng chóng mặt khi nhìn máy tính sẽ được cải thiện đáng kể.
Còn với những người thỉnh thoảng mới gặp tình trạng Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt, thì bạn có thể khắc phục bằng cách:
- Để mắt cách màn hình khoảng 40cm, tránh nằm khi sử dụng máy tính.
- Nghỉ ngơi khoảng vài phút sau khi ngồi làm việc liên tục với máy tính 1 tiếng, duy trì thực hiện vận động đều đặn.
- Sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin A.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày khoảng 2 lít.
- Sử dụng thêm các loại thuốc dưỡng mắt để tránh mắt bị khô.
- Làm việc với máy tính trong không gian sáng sủa, không tối quá cũng không sáng quá.
Ngoài ra lời khuyên cho mọi người đó là cần thực hiện một lối sống lành mạnh bao gồm các việc như duy trì thói quen tốt là không uống rượu bia, không hút thuốc lá, giữ cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn nhiều rau xanh và trái cây, nhất là các loại giàu beta-caroten…
Tình trạng chóng mặt khi nhìn máy tính có thể sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, nhưng đây thực sự là một vấn đề mà bạn cần phải xem xét và để ý. Bởi nếu tình trạng này kéo dài, bạn tốt nhất là nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Bạn nên nhớ rằng, khi chóng mặt như vậy thì sự tập trung và sức khỏe của bản thân sẽ không đảm bảo để thực hiện các công việc hoặc hoạt động bất kỳ. Chính vì vậy, bạn nên tránh hoạt động và sinh hoạt khi nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt.
Mong rằng, với những chia sẻ về chủ đề nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt, bạn sẽ có thêm thông tin để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt.