Bệnh nhân hỏi, Blog

Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn [Góc Chuyên Gia giải đáp]

Mổ cận thị laser không chạm

Không khó để nhận ra rằng xung quanh chúng ta có rất nhiều người gặp các vấn đề về mắt. Trong đó tỷ lệ bị Loạn thị và Cận thì gần như là cao nhất. Vậy so sánh với nhau thì Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn, chúng ta cần phải chú ý bệnh nào nhiều hơn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này:

Tìm hiểu về loạn thị và cận thị

Loạn thị là gì

Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về loạn thị. Đây là một bệnh lý được xếp vào là một trong những tật khúc xạ của mắt thường gặp. Nó xảy ra khi hình ảnh quan sát được đi vào mắt không được hội tụ tại võng mạc khiến cho mắt bị mờ, khó nhìn thấy rõ. Theo đúng giải phẫu thì giác mạc là một bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm ở phía trước nhãn cầu và cho phép ánh sáng đi được vào trong mắt. Nếu giác mạc không giữ được độ cong vốn có mà bằng cách nào đó bị biến dạng không đều. Tia sáng đi tới vì thế mà không thể hội tụ được tại một điểm mà là nhiều điểm khác nhau mà gây ra loạn thị. Ngoài ra bệnh còn có thể do độ cong của thuỷ tinh thể bất thường.

Hầu hết loạn thi đều là do bẩm sinh. Một số ít trường hợp khác lại đến từ những thói quen sinh hoạt cũng như chăm sóc mắt không được tốt.

Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt, hình ảnh sau khi vào trong mắt sẽ bị hội tụ tại nhiều điểm gây hiện tượng nhìn mờ, nhoè
Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt, hình ảnh sau khi vào trong mắt sẽ bị hội tụ tại nhiều điểm gây hiện tượng nhìn mờ, nhoè

Cận thị là gì

Cận thị cũng là một tật khúc xạ của mắt được hiểu đơn giản là người bệnh chỉ có thể nhìn rõ các vật khi ở gần, còn vật ở xa chỉ nhìn thấy lờ mờ hoặc thậm chí không nhìn thấy. Ví dụ như khi tham gia giao thông người cận thị sẽ không nhìn thấy các biển báo trên đường cao tốc cho đến khi họ đến gần, cách biển đó chỉ vài mét. Tình trạng cận thị sẽ diễn biến ngày càng nghiêm trọng dần dần hoặc nhanh chóng tuỳ vào những yếu tố ảnh hưởng thuận lợi.

Theo thống kê thì ngày càng gia tăng tỷ lệ cận thị ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Có đến 3 triệu trẻ bị mắc các tật khúc xạ về mắt nhưng chiếm đến 2/3 trong số đó là cận thị. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền như tỷ lệ cận thị ở trẻ em thành phố là 50%, còn ở nông thôn thì chỉ chiếm 10-15% mà thôi.

Người cận thị chỉ nhìn rõ được các vật ở khoảng cách gần
Người cận thị chỉ nhìn rõ được các vật ở khoảng cách gần

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Các bệnh về mắt như loạn thị, cận thị có tỷ lệ mắc ngày càng cao trong cộng đồng. Theo các chuyên gia có một số nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nhóm còn lại đó là:

  • Có thành viên trong gia đình mắc cận thị, loạn thị hoặc các tật khúc xạ về mắt khác. Nhất là nếu bố hoặc mẹ bị thì tỷ lệ càng cao hơn.
  • Những người có môi trường làm việc hoặc thường xuyên làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng chói, ánh sáng màu khác thường.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử, chơi game trong một thời gian dài.
  • Mắt phải làm việc trong một thời gian dài, quá sức, điều tiết nhiều mà không được nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Những người thường xuyên thức khuya, không ngủ đủ giấc.
  • Khẩu phần ăn không đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất có lợi cho sức khoẻ đôi mắt, bởi vậy mà không nuôi dưỡng mắt được tốt. Ví dụ như chất xơ, vitamin, chất khoáng hay các nguyên tố đa vi lượng.
  • Khi đi ra đường hoặc đi nắng không sử dụng các biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm, ô che nắng…
  • Mắt thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây hại như khói bụi, khói than, bức xạ hay các loại hoá chất khác nhau.
  • Người uống ít nước khiến cho mắt không được cung cấp đủ nước, mắt bị khô, không đủ độ ẩm.
  • Người có lối sống thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng bị rượu hay các chất kích thích.
  • Người làm việc sai tư thế, ngồi quá gần, khoảng cách giữa mắt và bàn làm việc không đủ độ tối thiếu như được khuyến cáo.
  • Một số người đã từng trải qua các phẫu thuật mắt, có sẹo hoặc chấn thương tại vùng mắt.
  • Người ít vệ sinh mắt khiến cho mắt thường xuyên bị viêm hoặc tắc tuyến lệ…
  • Đeo kính không đúng cách, không đủ độ theo tình trạng thực tế của mắt.
  • Những người có thói quen xấu như nằm hay quỳ để đọc sách, học tập.
  • Với cận thị thì đối tượng nguy cơ cao nhất đó là trẻ em, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc người làm việc văn phòng.
  • Còn với loạn thị thì trong số những người bị bệnh thì tỷ lệ người cao tuổi là lớn nhất. Bởi tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát sinh bệnh này.
  • Người ó chế độ sinh hoạt tĩnh,lười vận động.
  • Người mắc các bệnh lý về mắt khác như giác mạc hình chóp, mắt hột, hay viêm giác mạc…

Phân biệt giữa loạn thị và cận thị

Trước khi hiểu rõ sự khác nhau giữa loạn thị và cận thị chúng ta sẽ nói về điểm giống nhau. Như khái niệm đã được nếu rất rõ ở trên thì hai bệnh tại mắt này đều thuộc nhóm bệnh lý về khúc xạ của mắt. Bệnh xảy ra là do những khiếm khuyết trong hình dạng mắt.

Các triệu chứng của hai bệnh giống nhau đó là:

  • Khi tập trung nhìn một vật sẽ có phản xạ là nheo mắt để trông được rõ hơn.
  • Khi gặp ánh sáng mắt sẽ bị tăng độ nhạy cảm.
  • Mắt thường trong tình trạng mỏi, khó chịu.
  • Vào ban đêm khó nhìn rõ vật.
  • Nhức đầu.
  • Cả hai bệnh đều làm giảm chất lượng sống của con người.

Còn để phân biệt giữa loạn thị và cận thị hãy theo dõi bảng sau:

So sánh

Loạn thị Cận thị
Cơ chế gây bệnh Do bề mặt giác mạc hoặc thuỷ tinh thể bị cong bất thường. Ánh sáng đi vào mắt sẽ hội tụ tại nhiều điểm khác nhau thay vì tại một điểm trên võng mạc như bình thường.

Do giác mạc quá cong, hoặc trục trước và trục sau của cầu mắt quá dài làm cho ánh sáng đi vào mắt bị hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc.

Đặc điểm

Bất kể vật ở vị trí xa hay gần thì mắt cũng chỉ nhìn thấy mờ mờ, nhoè, biến dạng. Thậm chí hình ảnh thu được còn có sự xuất hiện của 2-3 nét mờ cùng lúc. Nhìn rõ được vật ở vị trí gần. Nhưng những vật ở xa nhìn sẽ bị mờ, nhoè, không rõ nét. Vị trí càng xa thì càng khó nhìn thấy rõ hơn.
Tăng độ Loạn thì hầu như không tăng độ theo thời gian

Với cận thị nếu không giữ gìn và có chế độ chăm sóc tốt thì rất dễ bị tăng độ nặng hơn

Kính mắt Người bị loạn thị sẽ dùng loại thấy kính hội tụ. Nó giúp đưa hình ảnh thu được về đúng vị trí võng mạc, từ đó chúng ta có thể nhìn thấy vật một cách rõ ràng.

Kính cận là loại thấu kính phân kỳ, bề mặt kính bị lõm xuống để điều chỉnh khúc xạ ánh sáng đưa hình ảnh về võng mạc để mở rộng tầm nhìn cho người bệnh.

Hai bệnh lý này đều ảnh hưởng tới sức khoẻ thị giác, gây ra tình trạng khó nhìn
Hai bệnh lý này đều ảnh hưởng tới sức khoẻ thị giác, gây ra tình trạng khó nhìn

Loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn

Loạn thị và cận thi là hai tật khúc xạ hoàn toàn khác nhau của mắt. Bởi vậy các chuyên gia về mắt cho biết rằng chúng ta không thể đưa ra so sánh loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn được. Mức độ nặng nhẹ của từng bệnh sẽ phụ thuộc nào chỉ số diop đo được trên từng người. Hai bệnh gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Trên thực tế chỉ số diop dưới 1 ở người bị cận thị hoặc loạn thị thì chức năng nhìn không bị sai biệt quá nhiều, vẫn còn tốt. Đây là thời điểm vàng, nếu phát hiện bệnh sớm và đưa người bệnh đi cắt kính đồng thời thực hiện chế độ chăm sóc mắt tốt thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Còn chậm phát hiện, để bệnh tiến triển nặng thì hậu quả về sau có thể chính là tình trạng nhược thị. Lúc này kể cả chúng ta có đeo kính theo chỉ định thì mắt cũng không thể nhìn thấy được.

Một nguyên nhân gây ra tình trạng tăng độ cận hoặc độ loạn nữa là đeo kính sai độ. Điều này được giải thích là do người bệnh chọn sai độ kính ở các phòng khám, cửa hàng kính không có chuyên môn, có sự sai lệch khi đo độ. Hoặc  là do họ không thường xuyên đi đo kính định kỳ, sử dụng kính cũ trong khi đó mắt đã bị tăng độ. Có thể thấy dù cận thị hay loạn thì thì việc thăm khám là điều vô cùng quan trọng. Vậy nên cần đi khám và phát hiện sớm các tật khúc xạ của mắt để điều chỉnh kịp thời, không để bị tăng mức độ nặng.

>>>Xem thêm

Hướng dẫn một số cách đơn giản bảo vệ mắt khỏi loạn thị, cận thị

Như đã nói ở trên thì loạn thị và cận thị là hai tật khúc xạ của mắt này có cơ chế bệnh lý khác nhau, bởi vậy khó mà đặt lên bàn cân so sánh được bệnh nào nặng hơn, bệnh nào nhẹ hơn. Nhưng để mà nói về phương diện điều trị của cận thị và loạn thị ở cùng một độ thì loạn thị điều trị sẽ khó, phức tạp hơn. Hiện nay các bệnh lý về sức khoẻ đôi mắt trở nên rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Không khó để bắt gặp những hình ảnh trẻ em, người lớn, người cao tuổi đeo những mắt kính dày cộp. Bởi vậy mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ của đôi mắt bằng những biện pháp đơn giản hoàn toàn có thể thực hiện được hàng ngày như sau:

  • Học tập và làm việc ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
  • Không nên để mắt hoạt động trong một thời gian quá dài sẽ gây nhức mỏi, mắt phải điều tiết liên tục. Khoảng 30 phút làm việc, học tập chúng ta có thể dành ra 1-2 phút nhắm mắt lại cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Khi ngồi học, làm việc cần ngồi đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và bàn là 25-40cm tuỳ theo độ tuổi. Còn đối với việc sử dụng các thiết bị điện tử thì cần cách màn hình ít nhất 50cm. Nó giúp phòng bệnh cận thị và những tật khác ở mắt.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các chất tốt cho mắt như vitamin A. Loại chất này có trong các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, cà chua…
  • Có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, tránh học tập và làm việc trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng mỏi mắt, mắt phải điều tiết quá độ làm suy giảm chức năng. Mỗi ngày nên ngủ khoảng 8-9 tiếng.
  • Tốt nhất là nên định kỳ khám và theo dõi tình trạng sức khoẻ của đôi mắt để kịp thời phát hiện những dấu hiệu, bệnh lý bất thường. Từ đó có những biện pháp điều trị sớm, phù hợp nhất nhằm bảo vệ đôi mắt của bạn và người thân.

Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn hẳn mọi người đã có được câu trả lời chính xác nhất. Lời khuyên được đưa ra là ngay từ bây giờ chúng ta hãy quan tâm, chăm sóc tốt hơn cho chính những “cửa sổ tâm hồn” bằng những biện pháp thiết thực. Hành động hôm nay, lợi ích mai sau.