Chúng ta có thể thấy cận thị xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi học sinh và sinh viên. Cận thị không chỉ làm hạn chế tầm nhìn của mắt mà còn gây nhiều mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hãy cùng bệnh viện mắt chuyên khoa Việt Nhật tìm hiểu những dấu hiệu bị cận nhẹ khi mới phát bệnh cũng như nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ đôi mắt của chính mình.
Nội dung
Biểu hiện của cận thị nhẹ
Tùy vào mức độ cận thị nặng hay nhẹ mà người ta xếp nó vào 4 nhóm khác nhau đó là cận thị nhẹ, trung bình, nặng và cực đoan. Trong đó người bị cận từ -0.25 Diop đến dưới -3 Diop được xếp vào nhóm cận thị nhẹ. Mỗi mức độ cận thị sẽ có biểu hiện và thị lực khác nhau. Cận thị nhẹ có biểu hiện không quá rõ ràng và thường dễ nhầm lẫn với cận thị giả do đó bạn cần chú ý quan sát các thay đổi của cơ thể. Những dấu hiệu cận thị nhẹ như:
- Nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.
- Thị lực vào buổi tối, nơi có ánh sáng kém giảm.
- Mắt trở nên khó chịu, thường dụi mắt hoặc nhau mắt, thường chảy nước mắt.
- Mắt trở nên nhạy cảm hơn với nguồn sáng mạnh.
- Cảm thấy đau đầu, nhức mắt.
Người bị cận thị nhẹ có các biểu hiện trên ở mức độ nhẹ, hình ảnh người cận thị nhìn thấy khi ở gần bình thường, chỉ thấy mờ khi vật ở khoảng cách xa 4 – 5m và hình ảnh không quá mờ. Chính vì vậy càng quan sát kỹ mới có thể nhận biết chính xác mắt bị cận thị.
Cận thị nhẹ có nên đeo kính cận không?
Nếu không điều trị xóa cận, giảm độ cận thì người bị cận thị nhẹ cần đeo kính để cải thiện thị lực. Bạn cần đeo kính đúng độ và tuân thủ thời gian đeo kính theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể:
- Người bị cận thị dưới -1 Diop: thị lực gần như không có thay đổi nhiều nên bạn có thể không cần đeo kính cận thường xuyên. Đặc biệt nên đeo kính khi lái xe, đọc sách báo, làm việc,…
- Cận từ -1 đến -1.75 Diop: Nên đeo kính khi nhìn xa, đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử, lái xe.
- Người cận nhẹ từ -1.75 Diop đến -3 Diop: Cần đeo kính thường xuyên và hầu như không được bỏ ra nếu như không phải là thời gian ngủ.
- Rất nhiều bậc phụ huynh không mong muốn con mình phải đeo kính cận. Nhưng tình trạng cận thị ở trẻ em dù là nhẹ hay nặng vẫn cần được đeo kính để tránh ảnh hưởng tới chất lượng học tập, sinh hoạt hằng ngày.
- Phụ huynh cần hiểu rằng, việc đeo kính cận không phải là tác nhân khiến tăng độ cận thị. Ngược lại, nếu trẻ cận dưới 1 độ mà bị trì hoãn đeo kính cận sẽ khiến thị lực giảm đi đáng kể. Vì vậy, nếu mắc chứng cận thị nặng vẫn nên đeo kính để giúp trẻ nhỏ (người bệnh) có thể nhìn xa.
Cách chữa bệnh cận thị nhẹ
Đeo kính hoặc mổ cận
Nếu bạn cận dưới -0.75 độ hoặc chưa đủ điều kiện mổ cận: Có thể khắc phục tình trạng bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng Ortho-K thường xuyên.
Nếu bạn là cận thị nhẹ từ -0.75 độ trở lên thì có thể chữa dứt điểm bằng cách mổ cận. Hiện nay bệnh viện mắt Việt Nhật có nhiều phương pháp mổ cận hiện đại, chữa dứt điểm tật cận thị với thời gian hồi phục nhanh chóng. Các phương pháp mổ cận hiện đại như Smartsuface, Lasik, Relex Smile,… đều có mặt ở bệnh viện mắt Việt Nhật chắc chắn sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu bị cận thị nhẹ, bạn cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn cách điều trị thích hợp với độ cận và tình trạng sức khỏe của mắt.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc bổ
Hiện nay không có thuốc chữa cận thị, nhưng bạn có thể dùng thuốc bổ mắt để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mắt, giúp mắt khỏe mạnh hơn, hạn chế cận thị tăng độ nhanh chóng. Người bị cận thị nhẹ nên dùng các loại thuốc bổ mắt chứa Vitamin A, E, C, Vitamin nhóm B, dầu cá Omega 3, 6, Kẽm, Crom, Lutein, Zeaxanthin,… để bảo vệ mắt, tăng cường thị lực, mắt khỏe mạnh hơn ngăn ngừa tăng độ cận. Cần lưu ý không nên tập trung bổ sung duy nhất một loại chất dinh dưỡng cho mắt mà nên có sự phối hợp đầy đủ các chất khác nhau.
Dùng bài thuốc Đông Y
Các bài thuốc Đông Y là những phương thuốc có tác dụng bổ can thận, tăng cường sức khỏe, giúp lưu thông chất dinh dưỡng đến mắt tốt hơn. Mặc dù không thể giúp chữa dứt điểm cận thị nhưng bài thuốc Đông Y giúp mắt khỏe mạnh hơn, phòng ngừa và ngăn chặn tăng độ cận.
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt chữa cận thị là phương pháp giúp lưu thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết mang lại hiệu quả cao với chứng cận thị giả. Đối với bệnh cận thị có công dụng hỗ trợ điều trị và giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Cách chữa cận thị nhẹ tại nhà
Tập nhìn xa, massage mắt thường xuyên
Ngay tại nhà bạn cũng có thể sử dụng bài tập cho mắt cận thị, giúp mắt cải thiện thị lực, giảm các triệu chứng khó chịu do cận thị, giúp mắt sáng khỏe hơn như sau: Người bị cận thị nhẹ nên cho mắt massage, tập nhìn xa để giúp các cơ xung quanh mắt được thư giãn, thoải mái, giảm căng thẳng từ đó mắt sẽ có thị lực tốt hơn, giảm mờ, mỏi, khó chịu.
Bạn có thể thực hiện các bài massage mắt dễ dàng, bất cứ lúc nào cảm thấy mắt bị quá tải và căng thẳng. Hãy dành từ 15 – 20 phút mỗi ngày thực hiện theo các bài tập sẽ thấy mắt giảm mỏi mệt, thị lực tốt hơn và còn giúp ngăn ngừa tăng độ cận.
>> Xem thêm: Mắt nhìn gần bị nhòe – dấu hiệu đáng lo ngại của thị lực
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt cận
Ăn gì để chữa cận thị? từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên sẽ chẳng có loại thực phẩm nào giúp bạn giảm được độ cận thị. Việc bổ sung các nhóm thực phẩm, chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt và tránh tình trạng tăng độ cận. Một số loại thực phẩm bạn cần tăng cường như: các loại hạt, cá hồi, các loại trứng, bơ, trái cây có nhiều múi, khoai lag, các sản phẩm từ sữa,… Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm bổ dưỡng cho mắt như: cá hồi, cá thu, cá chít, cà rốt, …
Thay đổi thói quen sinh ngày thường ngày
Các thói quen sinh hoạt không hợp lý thường ngày cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị đặc biệt là cận thị học đường. Điều chỉnh các thói quen này là cách tốt giúp phòng ngừa, ngăn chặn cận thị tiến triển hiệu quả.
Tập thói quen thư giãn mắt.
Mắt cũng như những bộ phận khác của cơ thể, nếu không được sử dụng đúng cách và làm việc trong một khoảng thời gian mà không được nghỉ ngơi sẽ dẫn tới mắt mỏi. Hãy coi mắt cũng như những phương tiện công cụ khác và nhằm chỉ sử dụng mắt làm việc hay bắt mắt điều tiết khi thật sự cần thiết. Thư giãn mắt bằng những cách sau đây:
- Cho mắt làm việc một khoảng thời gian tới khi cảm thấy mắt phải điều tiết nhiều hơn hoặc cảm thấy mỏi thì để mắt nghỉ hợp lý, tới khi nào mắt cảm thấy thoải mái thì làm việc tiếp.
- Nhìn một vật gì đó không quá lâu sau đó chuyển sang nhìn vật khác, nhìn ra khu vực khác.
- Kết hợp với kỹ thuật dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt cũng tạo được sự thư giãn.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ về dấu hiệu bị cận thị nhẹ. Để tránh bệnh lý tiến triển nặng, ngoài những cách điều trị tại nhà thì bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.