Mụt lẹo hay còn gọi là lẹo mắt là tình trạng có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó dẫn đến sự khó chịu cho mắt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt. Mụt lẹo có thể chữa khỏi nhanh chóng, hoàn toàn nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị đúng thuốc. Thuốc nhỏ mắt trị mụ lẹo dùng loại nào? Hãy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây:
Nội dung
Mụt lẹo là bệnh gì
Mụt lẹo là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây ra sưng đỏ xung quanh vùng rìa của bờ mi mắt. Hiểu đơn giản thì nó là một cục đỏ có chứa mủ và các tế bào viêm xuất hiện khi có một tuyến hoặc nang nào đó bị nhiễm trùng. Khi sờ vào có cảm giác mềm nhưng đau, tốt nhất chúng ta không nên sờ trực tiếp tay vào đó vì sẽ càng làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Mụt lẹo này có thể gặp ở vị trí bên trong hay bên ngoài mi mắt nhưng thường sẽ thấy ở bên ngoài nhiều hơn. Mụt bên ngoài thường là do nang ở lông mi hoặc tuyến bã nhờn. Còn mụt bên trong thì có xuất phát từ tuyến dầu trong mô mí mắt. Mọc ở bên trong có xu hướng đau hơn so với mọc ở bên ngoài.
Triệu chứng mụt lẹo ở mắt
Mụt lẹo ở mắt có hai triệu chứng thường gặp nhất đó là khối u trên mí mắt và sưng mí. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như:
- Đau mí mắt
- Ngứa mí mắt
- Mắt đỏ
- Mí mắt chảy xệ
- Tiết dịch ở mắt
- Có cảm giác bỏng rát ở vị trí mụt lẹo
Nguyên nhân gây mụt lẹo và cách điều trị
Theo các chuyên gia thì có đến 90-95% những trường hợp bị mụt lẹo là do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu Staphyloccocus. Một số ít là các vi khuẩn khác. Khi chúng ta dùng tay chạm hoặc dụi mắt quá nhiều gây ra những vết thương hở dù nhỏ cộng với các yếu tố thuận lợi sẽ khiến vi khuẩn tiếp cận và xâm nhập vào mà gây viêm nhiễm. Và một số nguyên nhân khác có thể kể đến là:
- Ngứa mắt khi bị sốt hay dị ứng
- Viêm mí mắt
- Sử dụng mascara hay kem lót bị hư hỏng, hết hạn sử dụng
- Không vệ sinh mặt sạch sẽ, để lớp trang điểm qua đêm
- Người có tiền sử bị mụn trứng cá hoặc viêm da tiết bã
- Dùng kính áp tròng nhưng không đúng cách: Không đeo đúng, không vệ sinh tay trước khi đeo hoặc không vệ sinh kính.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tay… với người đang bị chắp lẹo
Với những trường hợp bị chắp lẹo bình thường thì chúng ta không cần phải quá lo lắng. Cơ thể ta sẽ có các biện pháp tự bảo vệ, chắp lẹo có thể tự biến mất sau vài ngày. Để rút ngắn thời gian lành bệnh thì chúng ta cũng cần kết hợp với một số điều dưới đây:
- Giảm đau ngứa bằng cách: Trước tiên là vệ sinh tay sạch sẽ, dùng khăn sạch nhúng nước ấm rồi đắp lên vị trí lẹo khoảng 10-15 phút/ lần, ngày 2-3 lần.
- Dùng ngón tay sạch nhẹ nhàng xoa bóp vị trí mịt lẹo giúp cho các tuyến bị tắc được mở ra, thông tuyến từ đó nhanh chóng giảm tình trạng sưng viêm.
- Luôn luôn giữ mặt và mắt sạch sẽ, loại vỏ các vảy ở gần mắt.
- Khi bị lẹo tốt nhất chúng ta không nên trang điểm hay sử dụng kính áp tròng.
- Không nên tự ý dùng tay hay các dụng cụ không được khử trùng để nặn mụt lẹo vì có thể làm sưng nề, tích mủ nặng hơn hoặc lây lan sang các khu vực khác.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt trị mụt lẹo chuyên dụng để điều trị.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay nếu gặp phải các trường hợp sau:
- Đã áp dụng những điều trên nhưng bệnh tình không thuyên giảm sau vài ngày hoặc thậm chí là diễn biến nặng hơn.
- Vùng mí mắt sưng và đau nhiều.
- Mắt không thể nhìn rõ.
- Sưng nặng mí mắt, chuyển sang màu đỏ thẫm và không thể mở lên được.
Đặt lịch thăm khám, chăm sóc sức khỏe đôi mắt với các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu trong nước và Nhật Bản tại bệnh viện Mắt Việt Nhật qua địa chỉ và số điện thoại dưới đây:
- ☎️Hotline: 0985670637
- Địa chỉ: 122 Triệu Việt Vương- Hai Bà Trưng- Hà Nội
3 Thuốc nhỏ mắt trị mụt lẹo tốt nhất hiện nay
Dưới đây là top 3 loại thuốc nhỏ dùng điều trị mụt lẹo ở mắt đó là:
Thuốc nhỏ mắt Carvit 5ml
- Hoạt chất: Levofloxacin
- Phân nhóm: Quinolon
Công dụng: Dùng để điều trị các bệnh lý
- Viêm bờ mi
- Mụt lẹo
- Viêm túi lệ
- Viêm kết mạc
- Viêm sụn mi
- Viêm, loét giác mạc
- Nhiễm khuẩn hậu phẫu
Liều lượng:
- Người lớn: 1 giọt/ lần, 3 lần/ ngày.
- Trẻ em: Cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ em.
Tác dụng phụ không mong muốn:
- Kích ứng mắt
- Ngứa mí mắt
- Mày đay
- Ngứa da
- Loạn vị giác
- Rối loạn giác mạc lan tỏa…
Thuốc nhỏ mắt Rohto Antibacterial
Thành phần chính: Natri Sulfamethoxazol 400mg, Epsilon-aminocaproic acid 200 mg, Dikaliglycyrhizinat 10mg và Chlorpheniramine maleat 2mg và một số thành phần phụ khác.
Công dụng:
- Điều trị lẹo mắt
- Điều trị viêm kết mạc
- Điều trị viêm mí mắt, ngứa mắt
Liều lương: Nhỏ mắt 2-3 giọt/ lần, ngày 5 – 6 lần.
Lưu ý nếu quá liều có thể gây tình trạng xung huyết mắt thì chúng ta phải ngừng dùng thuốc ngay lập tức và đến gặp bác sĩ.
Tác dụng phụ không mong muốn: Dị ứng.
Thuốc nhỏ mắt Tobrex
- Thành phần chính: tobramycin 0,3%
- Phân nhóm: Thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt
Công dụng: Điều trị nhiễm khuẩn mắt do vi khuẩn.
Liều dùng:
- Trường hợp nhẹ: Nhỏ 1-2 giọt/ lần, cách 4 giờ một lần.
- Trường hợp nặng: 2 giọt/ lần cách mõi 4 giờ cho đến khi triệu chứng giảm nhẹ thì giảm liều.
Tác dụng phụ không mong muốn:
- Ngứa mắt hoặc đỏ mắt
- Đốt cháy nhẹ, châm chích hoặc kích thích
- Mí mắt ngứa hoặc sưng húp
- Mờ mắt
- Mắt có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng.
>>>Xem thêm
Trên đây là 3 loại thuốc nhỏ mắt trị mụt lẹo thường được sử dụng và có hiệu quả nhất khi mắt bạn gặp phải tình trạng kể trên. Bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt là điều cần thiết mà mỗi chúng ta phải nâng cao ý thức.