Bệnh khác của mắt, Bệnh về mắt

Mụn Cơm: Nguyên nhân, Điều trị và Cách phòng bệnh

Mổ cận thị laser không chạm

Mụn cơm còn được biết đến với tên gọi dân dã là mụn cóc, bệnh hạt cơm. Đây là một loại tổn thương ngoài da rất hay gặp ở người. Mụn này tuy không gây ra các triệu chứng bệnh đặc trưng cũng như không nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhất là mụn cơm mà mọc tại vị trí trên mặt, chủ yếu là vùng mắt thì càng khiến người bệnh cảm thấy tự ti hơn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh này và các phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay:

Mụn cơm là bệnh gì

Mụn cơm là một dạng tăng sinh bất thường của da. Nó tạo thành những nốt sủi nhỏ bất thường kiểu dáng những khối u nhỏ trên bề mặt da. Vị trí mọc của loại mụn cơm này có thể là bất kì đâu trên cơ thể con người như chân, tay, cổ, ngực, lưng… chứ không phải chỉ là một bệnh về mắt đơn thuần. Mụn cơm. Mọc ở vùng mặt, thường là quanh mắt thì rất dễ bị người khác phát hiện, làm mất tính thẩm mỹ.

Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn so với người lớn. Nguyên nhân được cho là cơ thể trẻ hiếu động, chạy nhạy nên thường xuyên làm trầy xước chân tay, đi chân không, nghịch đất cát, cắt móng tay… Những phụ nữ thường xuyên làm móng hay cắt khoé móng chân, tay cũng là đối tượng rất dễ bị bệnh này. Bởi nguyên nhân sâu sa của những hạt mụn cơm trên da là do một loại virus có tên khoa học là  HPV-papiloma gây nên.

Mụn cơm là dạng tổn thương xuất hiện trên bề mặt da do virus HPV - papiloma gây ra
Mụn cơm là dạng tổn thương xuất hiện trên bề mặt da do virus HPV – papiloma gây ra

Đặc điểm nhận biết mụn cơm

Các nốt mụn cơm được miêu tả như sau:

  • Nốt sần nhỏ.
  • Mềm
  • Có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu.
  • Sờ vào có cảm giác thô ráp.
  • Mụn có thể mọc đơn độc hoặc từng đám. Các đám mụn có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen. Đôi khi được gọi là hạt mụn cơm nhưng thực ra nó chỉ là những mao mạch bạch huyết khối.
  • Mụn này không gây đau.
  • Vị trí thường gặp là lòng bàn chân (nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt), bộ phận sinh dục (được gọi là mụn sinh dục, gặp ở vùng mu, ống hậu môn, phụ nữ có thể gặp trong âm đạo).
  • Mụn gặp ở vùng mặt, nhất là gần mắt thường là mụn phảng, do virus type 3, 10, 28, 49 gây ra. Nó chỉ là các sẩn dẹt, phẳng, hơi gờ nhẹ trên mặt da mà không hề bị sần sùi như các  mụn hạt cơm thông thường. ích thước tương đối nhỏ chỉ 1-5 mm.

Với các mụn hạt cơm thông thường đa số đều là mụn lành tính có thể tự biến mất trong khoảng 2 năm mà không cần bất cứ sự can thiệp điều trị nào cả. Nhưng bệnh lý này có thể tái phát do nhiều yếu tố thuận lợi như đã kể trên. Mụn cơm gây ra những ảnh hưởng không tốt cho con người như:

  • Nếu mọc tại vùng mặt sẽ gây mất tính thẩm mỹ. Mọc ở các vùng khác nhau thì gây sự khó chịu khác nhau cho người bệnh.
  • Đôi khi có thể gây chảy máu nếu mọc trên mặt hay vùng đầu.
  • Gây đau, dễ vỡ nếu có ngoại lực tác động trực tiếp vào đó.
Mụn hạt cơm có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, chân, tay, lưng, và ngay cả bộ phận sinh dục
Mụn hạt cơm có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, chân, tay, lưng, và ngay cả bộ phận sinh dục

Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố thuận lợi

Như đã nói ở trên thì mụn hạt cơm gây ra do virus HPV-papiloma. Nhưng thực tế thì có đến hơn 100 chủng HPV khác nhau, không phải chủng nào cũng gây ra dạng tổn thương mụn như chúng ta miêu tả ở trên. Có thể kể đến một số ví dụ như virus thuộc các type 16, 18, 31, 33, 35 thì gây ra mụn sinh dục (bệnh sùi mào gà) hay ung thư tử cung. Còn thường thấy nhất là type 1, 2, 3, 10… Tại các vết trầy xước, tổn thương trên da, virus sẽ theo đó đi vào trong cơ thể, phát triển và gây kích ứng các tế bào biểu mô khiến cho bề mặt bị tăng sinh, hình thành các dạng nốt hạt cơm.

Theo đó chúng ta có thể dễ dàng biết được có những yếu tố nào khiến cho bệnh xâm nhập và phát triển một cách thuận lợi. Đó là:

  • Đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Người có hệ miễn dịch kém, suy yếu hệ miễn dịch. Ví dụ cụ thể là người bị bệnh HIV/ AIDS, người được cấy ghép nội tạng.
  • Người thường xuyên đi chân trần trên các mặt nền ẩm ướt như phòng tắm, phòng thay đồ công cộng, hồ bơi…
  • Người sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, các vật dụng cá nhân khác với người đang bị mụn cóc.
  • Thường cắn móng tay, móng chân hay lớp biểu bì.
  • Người có tình trạng đổ mồ hôi chân lại thường xuyên mang giày.

Mụn cơm có lây không

Có thể khẳng định bệnh mụn cơm rất dễ lây lan. Bởi vì virus HPV-papiloma là virus có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với những tổn thương trên da như vết trầy xước, cào gia,x các vết thương hở. Hoặc ngươi bệnh có thể bị lây nhiễm một cách gián tiếp khi sử dụng chung các vật dụng có có chữa tác nhận gây bệnh cùng với người bị bệnh như khăn mặt, dùng chung giày dép, đồ sinh hoạt, tắm chung hồ bơi hay nhà tắm công cộng.

Khi người bệnh bị ngứa, dùng tay chà xát sẽ tạo thành tổn thương hở. Virus trong cơ thể sẽ bộc lộ ra bên ngoài, theo đường gãi lan ra gây nhiễm trùng da. Hay những người có thói quen cạo lông chân có thể tạo thành những đám mụn dày đặc.

Nguyên nhân gây bệnh là virus nên mụn cơm hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác
Nguyên nhân gây bệnh là virus nên mụn cơm hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác

Khi nào người bị mụn cơm nên đến gặp bác sĩ

Mụn cơm không phải là bệnh nguy hiểm và có thể tự hết sau một thời gian. Nhưng cũng không nên vì thế mà người bệnh chủ quan. Bởi dấu hiệu mụn cơm này báo hiệu hệ miễn dịch của cơ thể bạn đang có vấn đề. Nếu cơ thể tự sửa chữa được là tốt nhất, nhưng trong một số trường hợp nặng thì cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và có hưởng điều trị kịp thời. Cụ thể là các dấu hiệu nặng như sau:

  • Vị trí mụn có biểu hiện đau.
  • Có chảy máu
  • Các nốt mụn bị thay đổi hình dạng.
  • Mụn lây lan nhanh chóng đến các vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Người từng điều trị mụn cơm bằng phương pháp cắt bỏ nhưng lại tái phát.
  • Mụn mọc tại các vị trí dễ gặp va chạm như tay, chảy máu liên tục, gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống thường ngày…

Các biện pháp điều trị mụn cơm hiện nay

Bác sĩ sẽ căn cứ tuỳ theo tình trạng người bệnh và nhiều yếu tố khác nữa để tư vấn điều trị phương pháp phù hợp nhất. Theo đó việc điều trị mụn cơm cũng khá đơn giản, các kỹ thuật hiện nay có một số sẽ không để lại sẹo. Còn hầy hết thì không tạo ra các biến chứng nguy hiểm nào khác. Còn trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch thì mục đích chính của việc điều trị cũng chỉ là kiểm soát tốt kích thước cũng như số lượng các mụn cơm.

  • Dùng acid Salicylic 40%: Đây là phương pháp điều trị đơn giản. Cắt bớt các mụn cơm rồi bôi acid này trực tiếp lên bề mặt nó. Dùng gạc và băng để băng kín lại, thay đều trong 3-5 ngày. Thực hiện theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng để đạt được hiệu quả. Phương pháp này ít tác dụng phụ.
  • Dùng Podophyllin: Chất này cũng giống như dùng acid Salicylic nhưng áp dụng trong các trường hợp mụn cơm xuất hiện tại vị trí bộ phận sinh dục nữ. Bác sĩ tiến hành chấm thuốc vào mụn cơm và đợi một khoảng thời gian ngắn. Sau đó chấm lại bằng nước ấm. Điều trị liên tục trong 3-4 ngày lần như vậy cho tới khi hết hẳn mụn. Nhưng nếu mụn trong âm đạo thì phải dùng phương pháp khác.
  • Phương pháp phun Nitrogen lỏng (còn gọi là phương pháp áp lạnh): Bác sĩ sẽ sử dụng nito dạng lỏng phun vào các vùng có mụn hạt cơm. Hơi lạnh từ khí này tạo ra có tác dụng tạo thành các nốt phỏng quanh từng hạt cơm, khiến mô đó chết dần và tự bong ra trong vòng một tuần sau khi thực hiện kỹ thuật.
  • Dùng Cantharidin: Chất này được chiết xuất từ bọ ban miêu. Bác sĩ sẽ phối hợp thêm cùng một số các hoá chất khác để tạo thành hỗn hợp có tác dụng. Dung dịch được bôi lên vị trí các nốt mụn làm cho da ở đó phồng rộp rồi tiến hành nhổ bật mụn cơm ra khỏi da sau chỉ vài ngày.
  • Vi phẫu: Phương pháp này sẽ dùng dao điện để đốt hoặc cắt các nốt mịn cơm. Vi phẫu thường được lựa chọn thực hiện cho mụn mọc tại các vị trí như lưng hay chân khi không dùng được các biện pháp khác. Bởi vì có một nhược điểm to đùng đó là để lại sẹo.
  • Phẫu thuật Laser CO2: Phương pháp này được ứng dụng nhiều nhất bởi những ưu điểm của nó như nhanh, gọn, hiệu quả cao, có thể điều trị dứt điểm tại vị trí đó.
Có nhiều phương pháp điều trị mụn cơm như phun nito lỏng, vi phẫu, phẫu thuật laser...
Có nhiều phương pháp điều trị mụn cơm như phun nito lỏng, vi phẫu, phẫu thuật laser…

>>>Xem thêm

Cách phòng bệnh mụn cơm

Tốt nhất chúng ta mỗi người nên có ý thức hơn trong khâu phòng bệnh. Bởi như vậy mới không khiến cho cơ thể gặp phải những khó chịu hay gây mất thẩm mỹ nếu mụn mọc trên măt. Dưới đây là một số điều bạn nên nhớ để phòng bệnh:

  • Từ bỏ thói quen xấu như cắn móng tay bởi virus rất dễ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương hở. Đây là chúng ta đang tạo cơ hội cho cho virus gây bệnh.
  • Tránh việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhất là những người đang bị mụn cơm do họ có mang virus trong người. Virus bám trên bề mặt vật dung chung đó rồi có cơ hội gặp vết thương hở của người lành sẽ xâm nhập.
  • Không nặn mụn, tránh tiếp xúc với mụn của người khác khi không có biện pháp bảo hộ.
  • Đi lại nên sử dụng dép, giầy, tránh tiếp xúc mặt chân trần với mặt đất.
  • Luôn giữ chân khô ráo, nếu chân thường xuyên đổ mồ hôi nhiều thì tốt nhất nên dùng tất hút ẩm.
  • Tránh việc làm tổn thương tại các vị trí dễ lây bệnh nhất như lòng bàn chân.
  • Sau khi sở tay vào mụn cơm thì phải vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng khử trùng.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như tập luyện thể dục thể thao, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Với những người bị mụn cơm thì cũng phải biết cách tránh lây nhiễm cho người khác như chăm sóc da cẩn thận, không chải, cắt hay cạo ở các khu vực có mụn cơm, sau khi chạm vào mụn cơm cũng cần rửa tay thật sạch.

Hiện nay có tình trạng người mắc mụn cơm tự ý tìm các phương pháp điều trị dân gian truyền miệng dẫn đến việc gây ra các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng. Đây là điều không nên. Với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và y học ngày nay mụn cơm hoàn toàn có thể điều trị mang lại hiệu quả cao, ít tái phát.