Đeo kính thấp hơn độ cận là tình trạng vẫn diễn ra khá phổ biến. Điều này xuất phát từ lý do kiến thức của mọi người còn sơ sài, hạn chế và chưa chính xác. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và chia sẻ cho bạn những điều cần biết về đeo kính cận thấp hơn độ cận.
Nội dung
Đeo kính thấp hơn độ cận được không
Câu trả lời là được trong trường hợp, bạn đeo kính nhưng cảm thấy khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi. Trường hợp này, bác sĩ nhãn khoa sẽ tùy chỉnh độ cận của kính thấp hơn độ cận thật sự của mắt. Tất nhiên, thị lực khi đeo kính nhỏ hơn độ cận sẽ không đạt được tối đa, nhưng lại tạo được cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Sự chênh lệch độ cận kính và độ cận thực tế sẽ không quá lớn.
Câu trả lời là không trong trường hợp bạn không tham khảo ý kiến của bác sĩ, tự ý điều chỉnh độ cận của kính. Hoặc bạn cắt kính cận nhưng không kiểm tra lại độ cận. Trường hợp này sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho thị lực của mắt.
Hệ lụy đeo kính thấp hơn độ cận
Hệ lụy của vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Một số ảnh hưởng chính đeo kính thấp hơn độ cận có thể kể đến như:
Tăng độ cận
Thực tế, không ít người đã tăng độ cận khi đeo kính không đúng độ cận của mắt. Điều này được giải thích là do mắt phải điều tiết và làm việc liên tục để có thể nhìn thấy mọi vật. Theo đó, sức khỏe và khả năng điều tiết của mắt giảm dần. Vì vậy, độ cận của mắt sẽ tăng lên.
Dễ khiến mắt bị nhược thị
Khi đeo kính không đúng độ cận, mắt sẽ có cảm giác nhức mỏi, khó chịu,… Khi nhìn mọi vật sẽ không rõ, thậm chí chỉ nhìn một cách rất mờ ảo. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến mắt bị suy giảm thị lực, từ đó mà mắt bị nhược thị.
Gây chóng mặt, khó chịu
Cảm giác chóng mặt, khó chịu là những triệu chứng ban đầu khi sử dụng kính không đúng độ cận. Đây được xem là những cảnh báo để bạn biết và điều chỉnh kính cận sao cho phù hợp. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu cho mắt, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Nguyên nhân khiến nhiều người đeo kính thấp hơn độ cận
Ngoài những nguyên nhân khách quan, thì vẫn có những nguyên nhân chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình.
Thời gian dài không đi kiểm tra lại thị lực
Theo thời gian cùng với quá trình sinh hoạt, ăn uống, độ cận của mắt có thể tăng lên. Nhưng nhiều người bị cận thị lại không có thói quen đi kiểm tra mắt định kỳ. Họ đeo 1 chiếc kính cận trong suốt nhiều năm. Thậm chí, họ chỉ kiểm tra và đổi kính khi chiếc kính đang đeo bị hư hỏng. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến đeo kính sai độ cận.
Sai sót khi đi đo độ cận
Trang thiết bị kỹ thuật, trình độ của bác sĩ nhãn khoa và chất lượng của cơ sở y tế sẽ quyết định đến độ chính xác khi kiểm tra độ cận. Do đó, nếu bạn kiểm tra mắt và đo độ cận ở cơ sở không có uy tín, chất lượng máy móc kém và đội ngũ bác sĩ trẻ, chưa có kinh nghiệm, thì rất dễ bị sai độ cận. Vì vậy, khi cắt kính độ cận của kính sẽ không chính xác, có thể thấp hoặc cao hơn so với độ cận thực tế.
Suy nghĩ chủ quan
Một số người có suy nghĩ đeo kính thấp hơn độ cận sẽ giúp tăng cường thị lực và giúp mắt cải thiện độ cận. Vì vậy, họ đã tự đi mua hoặc cắt kính sai độ cận để đeo.
Mặc dù, những nguyên nhân này không quá xa lạ, nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự để ý. Chính điều này vô tình đã làm cho thị lực của mắt bị suy giảm, độ cận càng ngày càng tăng cao và gây ra những hệ lụy không mong muốn.
Một số lưu ý khi đeo kính cận
Để giúp mắt có thị lực tốt nhất, ngay cả khi mắt đã mắc tật cận thị, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố sau khi đeo kính cận.
Kiểm tra mắt định kỳ
Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bất thường của mắt và có thể điều chỉnh độ cận của kính cho phù hợp.
Trong quá trình kiểm tra, thử kính, bạn nên thử kính mới khoảng 30 phút để xem mắt thích ứng với kinh mới như thế nào. Nhờ đó mà bác sĩ sẽ cắt cho bạn một chiếc kính cận phù hợp nhất.
Lựa chọn cơ sở khám mắt uy tín
Cũng như khám chữa bệnh, bạn nên chọn cơ sở nhãn khoa uy tín để kiểm tra và thăm khám. Lựa chọn các cơ sở này, bạn không chỉ nhận được một quy trình thăm khám kỹ càng, đúng chuẩn, mà bạn còn nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ đội ngũ y bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn có được một dịch vụ khám mắt hài lòng và một chiếc kính cận đúng độ, đúng chất lượng để sử dụng.
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của mắt khi đeo kính. Nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, thì sức khỏe và thị lực của mắt sẽ luôn được đảm bảo. Độ cận của mắt có thể được cải thiện. Còn nếu bạn đeo kính cận, nhưng những điều này lại không được đảm bảo, thì thị lực của mắt sẽ càng ngày càng suy giảm.
>>>Xem thêm
- Nhìn màn hình máy tính bị chóng mặt
- Nguyên nhân gây Cận Thị ở người lớn
- Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn
Đeo kính cận nhiều có bị phụ thuộc vào kính
Ngoài thắc mắc về tình trạng đeo kính thấp hơn so với độ cận đúng của bản thân thì người cận thị và nhiều phụ huynh thắc mắc rằng liệu đeo kính nhiều có bị phụ thuộc vào nó không. Thực tế thì việc bị phụ thuộc vào kính cận của người bị cận thị là điều tất nhiên. Chúng ta cần hiểu rõ tại sao phải phụ thuộc vào nó. Đó là do:
- Công dụng chính của kính cận là giúp tăng chức năng thị giác. Vậy nên đối với những người bị cận nặng thì tốt nhất nên thường xuyên phải đeo kính khi nhìn, suốt cả ngày chỉ ngoại trừ lúc ngủ. Mục đích là để nhìn rõ vật và tránh tăng độ cận.
- Còn những người bị cận nhẹ thì chỉ nên đeo những lúc phải nhìn xa.
- Trẻ nhỏ bị cận nhất định phải đeo kính cận nhằm tránh rối loạn phát triển thị giác của hai mắt. Và hơn thế nữa khi học tập phải trong môi trường đầy đủ ánh sáng nhằm hạn chế tối đa việc gây hại cho mắt.
Đến đây thì bạn đã biết được có nên đeo kính thấp hơn độ cận không. Mong rằng những thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và bảo vệ thị lực cho đôi mắt.