Cận nặng nhất là bao nhiêu độ? Người bị cận thị, có ai mà không muốn biết đáp án cho câu hỏi này chứ! Thế nhưng, có quá nhiều số liệu được đưa ra khiến chúng ta bối rối chẳng biết đúng hay sai. Để biết được đáp án của câu hỏi này, trước hết chúng ta phải biết một số thông tin về cận thị. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về tật khúc xạ thường gặp này nhé!
Nội dung
Cận thị là gì?
Hiện nay, trong các chứng bệnh về mắt thì cận thị chính là tật khúc xạ phổ biến nhất. Về cơ bản, có thể hiểu mắt cận thị là tình trạng rối loạn chức năng của thị giác. Người bị cận chỉ có thể nhìn thấy vật ở gần. Vật thể ở càng xa thì càng không thấy rõ nét hoặc không nhìn thấy.
Thông thường, cận thị hình thành và phát triển trong một thời gian dài. Người bị cận tầm nhìn sẽ dần bị mờ và trở nên hạn chế hoàn toàn tăng từ độ cận nhẹ đến nặng. Lúc này, để mắt có thể nhìn rõ thì các bạn phải đeo kính cận. Trường hợp đủ điều kiện sức khỏe và tài chính, bạn có thể lựa chọn mổ cận thị.
Cận thị có những cấp độ nào?
Thực tế, cận thị được chia thành nhiều cấp độ cận khác nhau. Cụ thể hơn, cận thị có các loại như: cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm. Cận thị đơn thuần là dạng nhìn xa khá mờ nhưng nhìn gần vẫn bình thường. Tuy rằng chúng không gây tổn hại đáy mắt nhưng hay bị loạn thị kèm theo. Vậy nên, nhiều người phải dùng kính cận loạn là vì lý do đó.
- Cận thị giả là dạng mắt bị mờ do làm việc liên tục và quá sức. Ban đầu khi đeo mắt kính cận thị liền thấy mắt nhìn rõ hơn. Nhưng chỉ sau vài ngày, mắt được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ nhìn thấy rõ lại như ban đầu. Còn nếu, không chú ý chăm sóc thì mắt cận thị giả có thể biến thành cận thị thật.
- Cận thị ban đêm là loại cận thị hơi bị đặc biệt. Cận thị thoái hóa thường xảy ra khi bé còn nhỏ và nó có tính chất di truyền. Bé bị cận thị thoái hóa thường tăng độ cận rất nhanh khiến thị lực giảm sút rõ rệt. Thậm chí, nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến mù lòa.
Độ cận nặng là khoảng bao nhiêu?
Bị cận thị còn được xem là một tật khúc xạ, nó gây cho thị giác tình trạng rối loạn chức năng. Chính điều này, người bị cận thị chỉ nhìn thấy những vật ở gần mắt còn những vật ở xa thì không thấy rõ nét hoặc không thấy. Nếu các bạn muốn biết bạn cận nặng hay nhẹ và đang ở mức nào thì cần phải xác định được độ cận thị. Diop là một đơn vị dùng để đo độ khúc xạ ở người, là thước đo của công suất thấu kính quang học. Được xác định bởi khoảng cách từ bề mặt thấu kính mà ánh sáng được đưa vào lấy nét hoàn hảo.
Khi đi kiểm tra mắt tại cửa hàng mắt kính. Lúc nhìn vào một toa kính mắt, nếu thấy dấu trừ “-” thì đây là thể hiện chẩn đoán cho cận thị. Mức độ cận của các bạn sẽ được xác định dựa trên những con số khác nhau. Đối với mức độ từ 0 độ thì được xem là mức bình thường. Từ 0.25 đến -3.00 (D) thì các bạn đã bị cận ở mức cận thị nhẹ. Từ -3.25 đến -6.00 diop thì bị cận thị ở mức vừa, từ -6.25 đến -10.00 (D) thì bị cận nặng và cuối cùng là từ -10.25 (D) hoặc cao hơn thì bị cận đến mức cực đoan.
Độ cận nặng nhất là bao nhiêu độ?
Để có thể dễ dàng nhận biết được độ cận thị nặng hay nhẹ thì các bạn có thể dựa vào số đo mức độ như trên. Nhưng trên thực tế thì không có giới hạn của cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ. Có rất nhiều người độ cận của họ lên đến mức từ 19 – 25 độ. Đây là những người thuộc cận thị về bệnh lý và có thể mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc,…Nếu trường hợp người bị cận trên 50 độ thì có thể xem là mất thị lực hoàn toàn.
Độ cận nặng gây ra nguy hiểm, hệ lụy gì?
Cận thị nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời để độ cận tăng cao gây cận nặng thì sẽ có hệ lụy vô cùng lớn đối với thị giác của chúng ta.
Nhược thị
Bị nhược thị sẽ dẫn đến tình trạng thị lực bị suy giảm nghiêm trọng vì bộ não không thể nhận biết hết tất cả hình ảnh mà mắt truyền đến. Nhược thị có thể điều trị nếu phát hiện sớm bằng cách tập luyện cho mắt khi trẻ đang ở độ tuổi trước 12 tuổi. Khi đó, mắt của các bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Đến lúc đủ 12 tuổi thì tình trạng mắt vẫn không thể nào hồi phục như lúc ban đầu mặc dù đã luyện tập và điều trị mắt trước đó.
Bong võng mạc dịch kính
Lớp màng thần kinh ở dưới đáy mắt được gọi là võng mạc, lớp màng này giữ vai trò hấp thu ánh sáng và chuyển tất cả chúng thành tín hiệu thần kinh truyền lên bộ não để phân tích. Những người bị cận thị ở mức cao thì nhãn cầu của họ sẽ bị lồi, võng mạc bị kéo cong ra phía trước. Chính điều đó đã làm cho vùng chu biên võng mạc dần dần bị thoái hóa và ngày một mỏng hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ không kết dính lại với nhau, ngày một thay đổi phức tạp và cuối cùng là dẫn đến xuất huyết dịch kính.
Lác ngoài hoặc lác luân phiên
Đây là tình trạng 2 tròng mắt bị lệch khỏi trâm tâm, mất cân đối với mức bình thường. Ở những người bị cận thị nặng thì sự điều tiết, phối hợp với nhau sẽ không được linh hoạt dẫn đến tình trạng lác mắt này xảy ra. Nếu bị lác mắt ở mức độ vừa phải thì đeo kính cận để khắc phục tình trạng này tạm thời. Nhưng nếu các bạn có độ cận thị ở mức quá cao thì dù có đeo kính phù hợp với độ cận vẫn không thể khắc phục được tình trạng lác mắt.
Phải làm gì để tránh độ cận nặng lên
Cận nặng phải làm sao? Cận nặng có mổ được không?… Đối với chủ đề này thì có rất nhiều điều phải nhắc đến. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là vấn đề mà các bạn cần quan tâm trước đâu. Bởi vì cận thì cũng đã cận rồi; việc cần làm là phải giữ mắt không bị tăng độ cận. Vậy nên để tránh những biến chứng cận thị nặng, làm giảm được nguy cơ bị tăng độ thì các bạn nên áp dụng những cách sau đây.
Đeo kính cận đúng độ. Việc tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Khi phát hiện mắt có dấu hiệu cận thị thì cần phải đi đo khám mắt ngay. Cận thị trên 1 độ được khuyên dùng kính cận để tránh gây hại mắt về sau. Độ cận càng cao thì chỉ trừ lúc ngủ mới không đeo kính, cả thời gian còn lại phải đeo kính thường xuyên. Thêm nữa, nếu đeo kính vẫn thấy mắt mờ thì nên khám lại để cắt kính đúng độ cận.
Đừng lạm dụng thiết bị công nghệ. Trong cuộc sống hiện đại, các vật dụng như: Điện thoại, máy tính, tivi… Đều trở thành “vật bất ly thân” của nhiều người. Tuy rằng nó mang lại nhiều tiện lợi, phục vụ cho nhu cầu làm việc, giải trí… Nhưng mặt trái của nó chính là gây hại mắt. Vậy nên nếu bạn không rõ cận thị nặng phải làm gì? Thì hãy bắt đầu bằng việc ngưng lạm dụng các thiết bị điện tử này nhé!
Cuối cùng, hãy dành thời gian luyện tập điều tiết mắt. Ngay cả khi mắt bị cận nặng thì những bài tập này cũng giúp cải thiện thị lực hiệu quả.
Độ cận cao quá có mổ được không?
Hiện nay nhu cầu phẫu thuật tật khúc xạ càng ngày càng gia tăng không chỉ trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Để đạt được thị lực như mong muốn thì hàng năm có rất nhiều lựa chọn mổ mắt cận thị.
Trước khi tìm hiểu và quyết định phương pháp mổ phù hợp, điều quan trọng là không chỉ tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của phẫu thuật đó mà cả chi phí mổ mắt cận cũng rất quan trọng với mỗi người. Tùy theo phương pháp bạn lựa chọn mà chi phí mổ mắt cận dao động từ 20 – 70 triệu đồng.
Đối với những người bị cận nặng, có độ cận quá cao thì vẫn có thể mổ cận bằng phương pháp Phakic ICL (phẫu thuật nội nhãn). Phakic ICL là phương pháp đặt thấu kính nội nhãn được thiết kế theo từng cấu trúc mắt của từng bệnh nhân vào trong mắt người bị tật khúc xạ. Vị trí đặt kính ở khoảng trống trước thủy tinh thể và sau mống mắt. Kính ICL được làm từ vật liệu phù hợp 100% với cơ thể con người. Kính mềm, mỏng, siêu nhỏ. Phương pháp này thường áp dụng cho người có độ cận cao không thể mổ được bằng tia laser. Chi phí mổ mắt cận bằng phương pháp Phakic ICL khá cao từ 85 đến 90 triệu/2 mắt.
Lời khuyên của bác sĩ để hạn chế bị tăng độ cận
Đeo kính đúng đi ốp và chỉ dẫn của bác sỹ
Đeo kính đúng số sẽ khiến cho mắt trẻ cân bằng và tránh được hiện tượng cận lệch. Tất cả những thông tin, màu sắc, vạn vật trong cuộc sống đều thông qua đôi mắt. Vì vậy khi đeo kính đúng số, khiến mắt trẻ phóng được tầm xa, bao quát được vạn vật xung quanh. Giúp não bộ cập nhật được nhiều thông tin mà thị giác mang lại.
Ngoài ra việc đeo kính đúng số sẽ khiến trẻ hạn chế chế tình trạng nhức đầu, chóng mặt hay nhức mắt. Và cần làm theo lời khuyên của bác sĩ để chăm sóc đôi mắt của bé tốt hơn.
Rèn luyện thói quen tốt cho mắt.
Cha mẹ cần giúp trẻ có một lịch sinh hoạt cân bằng. Cần tạo ra sự cân bằng giữa việc học tập tập và vui chơi ngoài trời, để mắt trẻ luôn được nghỉ ngơi đúng cách. Và cha mẹ cũng cần khuyến khích cho trẻ tập thói quen nhìn xa từ 20 tới 30 phút mỗi ngày, để cải thiện thị lực. Sau mỗi thời gian của một tiết học, tức là 45 phút cần cho trẻ đứng dậy nghỉ ngơi và phóng xa tầm mắt. Việc này sẽ giúp mắt của trẻ luôn được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, cha mẹ cũng hướng dẫn trẻ mát xa quanh vùng mắt để thư giãn và điều tiết của mắt được tốt hơn.
Xem tivi ở khoảng cách an toàn
Khi mắt trẻ có vấn đề, chúng thường có thói quen tiến gần tới vật cần quan sát. Để nhìn được rõ hơn. Đặc biệt là với tivi thì cha mẹ cần phải quán triệt cho trẻ ở một vị trí và khoảng cách an toàn. Tiếp xúc gần với tivi ở khoảng cách gần. Càng khiến mắt trẻ càng trở nên nặng hơn. Hãy đảm bảo tối thiểu cho trẻ ngồi cách tivi từ 3 tới 4 mét.
Đối với máy tính và điện thoại thông minh thì chỉ cần giữ an toàn trong khoảng cách tối thiểu 50cm. Và điều chỉnh độ sáng ở mức phù hợp. Khi xem các thiết bị điện tử, ánh sáng trong phòng cần phải thắp sáng. Nhằm trung hòa với ánh sáng phát ra từ tivi, điện thoại, máy tính. Để làm giảm khả năng ảnh hưởng tới mắt.
>> Xem thêm: Dấu hiệu bị cận nhẹ là gì? Bị cận nhẹ có nên đeo kính không?
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cơ thể trẻ khi đảm bảo đầy đủ dưỡng chất sẽ tạo ra sự phát triển cân bằng toàn diện. Đặc biệt là vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, chế độ ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại vitamin và khoáng chất. Khi đảm bảo chế độ dinh dưỡng bổ sung cho mắt, và cơ thể. Đôi mắt sẽ giữ được độ ổn định và không làm tăng nhanh.
Khám mắt định kỳ để đánh giá
Cha mẹ nên đưa con đi khám định kỳ để theo dõi cũng như đánh giá mức độ tiến triển cận thị của trẻ. Bệnh viện mắt Việt Nhật là địa chỉ khám, và điều trị các tật khúc xạ hàng đầu hiện nay, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cận thị. Sau được kiểm tra, các chuyên gia nhãn khoa ở đây sẽ dựa vào chế độ tiến triển cận thị của bạn mà đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất.
Chắc rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ rồi. Cận thị vốn chẳng bỏ qua ai, dù ở bất cứ độ tuổi nào bạn vẫn có nguy cơ bị cận. Thế nên bạn hãy chăm sóc mắt ngay từ bây giờ để không bị cận thị nhé!