Blog, Chăm sóc mắt

5 Cách trị đau mắt đỏ Dân Gian đơn giản, hiệu quả tại Nhà

Mổ cận thị laser không chạm

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý nhãn khoa khá thường gặp ở nhiều người. Bệnh này được đánh giá là không quá nguy hiểm nhưng nó đem lại cho người bệnh cảm giác khó chịu cũng như gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt của họ.

Đau mắt đỏ do một số nguyên nhân có thể lây truyền từ người này qua người khác. Bởi vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị một cách triệt để, tránh lây truyền. Nhiều người tìm đến với cách trị đau mắt đỏ dân gian, có thật sự hiệu quả như lời đồn? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây:

Đau mắt đỏ và những thông tin bạn cần biết

Bệnh đau mắt đỏ còn biết đến với tên gọi khác là viêm kết mạc. Nó được mô tả là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (hay gọi là lòng trắng) và phần kết mạc mi biến thành màu đỏ, có những đường tơ máu do bị viêm nhiễm. Bệnh này có thể gặp trên bất kì đối tượng nào nhưng thống kê mắc nhiều nhất là ở trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh có thể bùng phát thành dịch chỉ trong một thời gian ngắn bởi nó rất dễ lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc gần với nhau.

Bệnh này không quá nghiêm trọng hay nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 1 tuần mắc bệnh mà không để lại di chứng nào khác. Nhưng nó có thể tái đi tái lại nhiều lần do con người không tự sinh ra được miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh này.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Có 3 nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp nhất đó là:

Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây đau mắt đỏ hay gặp nhất đó là streptococcus pneumoniae hoặc staphylococcus aureus, Haemophilus Influenzae… Các triệu chứng điển hình gồm có ngứa, chảy nước mắt, dính mi do ghèn vàng vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì cần được điều trị kháng sinh càng sớm càng tốt. Nếu để viêm tiến triển nặng có thể dẫn đến giảm thị lực không phục hồi hay viêm loét giác mạc. Sau 10 ngày bệnh cũng tự khỏi kể cả khi không điều trị.

Đau mắt đỏ do vi rút: Có thể nói vi rút là nguyên nhân gây đau mắt đỏ nhiều nhất. Triệu chứng gồm có: lòng trắng chuyển sang màu đỏ, mắt ngứa, có ghèn dây, mi sưng, cộm, chảy nước mắt, giảm thị lực… Vi rút gây bệnh gồm có adeno vi rút, hepes vi rút… Bệnh sẽ tự khỏi sau từ 7-14 ngày.

Đau mắt đỏ do dị ứng: Tác nhân gây dị ứng thường là thuốc, phấn hoa, lông chó mèo, bụi… Triệu chứng hay gặp như ngứa, chảy nước mắt, mắt đỏ kèm theo viêm mũi dị ứng. Trường hợp này bệnh không có khả năng lây lan.

Đau mắt đỏ và các nguyên nhân gây bệnh
Đau mắt đỏ và các nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Phân biệt đau mắt đỏ do vi rút và đau mắt đỏ do vi khuẩn

Mặc dù cùng là đau mắt đỏ nhưng cách điều trị theo từng nguyên nhân gây bệnh là khác nhau. Với bệnh do dị ứng thì chỉ cần tránh xa tác nhân gây bệnh thì bệnh tình sẽ thuyên giảm. Còn do vi khuẩn hay vi rút thì khác. Trước đó chúng ta cần phân biệt bệnh do vi khuẩn hay vi rút gây lên mới có thể điều trị đúng cách, nhanh chóng khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng.

Giống nhau:

  • Mắt chuyển sang màu đỏ.
  • Ngứa, chảy nước mắt.
  • Có ghèn
  • Rát mắt
  • Cảm giác nóng rát, kích ứng
  • Buổi sáng dậy khó mở mắt.

Khác nhau:

  • Do vi rút: Khởi phát ở một bên mắt rồi lây cho bên còn lại. Bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp trên, cảm cúm và gây chảy nước mắt.
  • Vi khuẩn: Khởi phát ở một hoặc cả hai bên cùng lúc. Bệnh hay xuất hiện sau viêm đường hô hấp trên hay đau tai giữa.

Các triệu chứng này khá mờ nhạt, không điển hình nên người không có chuyên môn rất khó phân biệt. Bởi vậy tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khá và điều trị tốt nhất.

Đau mắt đỏ có thể lây truyền qua những con đường nào

Đau mắt đỏ có thể lây truyền một cách dễ dàng từ người này sang người khác. Bởi vậy mà rất nhanh nó sẽ bùng phát thành các ổ dịch nếu không được điều trị kịp thời. Phương thức lây truyền như sau:

  • Đau mắt đỏ do vi rút: Trong dịch tiết của nước mắt, nước mũi mang theo vi rút gây bệnh. Nếu người bệnh dùng tay, khăn lau nước mắt, nước mũi, hắt xì hơi… mà dịch tiết này tiếp xúc với tay người khác rồi họ đưa lên mắt thì nguy cơ bị đau mắt đỏ rất cao.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Người lành có thể lây bệnh khi tay của họ có vi khuẩn mà tiếp xúc trực tiếp với mắt, chạm hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bị đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc vi rút đều có thể lây từ người này sang người khác
Đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc vi rút đều có thể lây từ người này sang người khác

5 Cách trị đau mắt đỏ dân gian đơn giản tại nhà

Các cụ ngày xưa để lại khá nhiều cách trị đau mắt đỏ dân gian hiệu quả tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy tham khảo một số cách dưới đâu:

Chữa đau mắt đỏ với lá trầu không

Phương pháp này khá phổ biến được nhiều người biết tới. Được biết lá trầu không có vị cay nống, có tính sát trùng, sát khuẩn rất tốt.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không.
  • Lá trầu đem về rửa sạch từng lá, dùng tay vò cho nát.
  • Cho vào nồi, thêm nước và đun sôi.
  • Khi nước đun sôi thì tắt bếp bắc xuống. Để cho nguội bớt rồi đưa mặt vào trên làn khói tiến hành xông mắt khoảng 10-15 phút.

Kiên trì thực hiện khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần sáng-tối bạn sẽ nhanh chóng thấy tiến triển tốt.

Lá trầu không chữa đau mắt đỏ rất tốt
Lá trầu không chữa đau mắt đỏ rất tốt

Chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá

Nhiều người không thích diếp cá bởi mùi tanh khá đặc trưng của loại rau này nhưng ai ăn được thì lại vô cùng mê mẩn nó. Thực tế thì đây là một vị thuốc dân gian được các cụ ngày xưa dùng để chữa rất nhiều bệnh trong đó có đau mắt đỏ. Nó có tính thanh nhiệt, giải độc vô cùng tốt.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị: Lá diếp cá bỏ phần cuống.
  • Diếp cá được đem đi rửa sạch.
  • Giã tay thủ công hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Dùng bã là diếp cá cho vào miếng vải xô và đắp lên mắt để qua đêm.

Kiên trì thực hiện theo cách trên liên tục trong 3 ngày bạn sẽ thấy mắt nhanh chóng đỡ đỏ, đỡ ngứa hay tình trạng chảy nước mắt cũng giảm.

Chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá được rất nhiều người biết đến và thực hiện
Chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá được rất nhiều người biết đến và thực hiện

Chữa đau mắt đỏ bằng nha đam

Nha đam còn gọi là cây lô hội có tính mát, dùng để thanh nhiệt rất tốt. Ngoài tác dụng làm đẹp cho da thì nha đam còn giúp chữa đau mắt đỏ vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá nha đam.
  • Nha đam được lột vỏ, ngâm với muối loãng khoảng 5 phút rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Khi sử dụng thì lấy ra đắp miếng vừa phải lên mắt, để khoảng 30 phút.
  • Ngày đắp từ 2-3 lần bạn sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm một cách từ từ.

Chữa đau mắt đỏ bằng rau mùi

Cách chữa này được truyền miệng qua nhiều đời từ ông bà sang cha mẹ rồi cha mẹ lại mách con cái. Theo đó các cụ ta ngày xưa chữa bệnh đau mắt đỏ thường dùng rau mùi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Rau mùi.
  • Rau mùi lấy về đem bỏ gốc, rửa thật sạch với nước. Ngâm với nước muối loãng trong 10 phút cho đảm bảo.
  • Cho rau vào nồi, thêm nước sạch rồi đun cho sôi.
  • Sau khi sôi thì chắt lấy phần nước, bỏ bã và để nguội.
  • Ngày rửa mắt 2-3 lần bằng nước lá rau mùi thì sau 3 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Chữa đau mắt đỏ bằng lá cây sống đời

Cây sống đời còn có tên khác là cây bỏng. Cây là thường được trồng làm cảnh và làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Lá cây có tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đua nhức và nhanh làm lành vết thương. Lá bỏng còn được dùng trong chữa đau mắt đỏ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá sống đời.
  • Rửa lá thật sạch với nước. Giã nhuyễn lá bằng dụng cụ sạch.
  • Cho phần giã nhuyễn vào miếng vải xô rồi đắp lên mắt bị bệnh. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng khăn cột cố định trên mắt để không làm rơi.
Cây sống đời có rất nhiều tác dụng trong đó có điều trị đau mắt đỏ
Cây sống đời có rất nhiều tác dụng trong đó có điều trị đau mắt đỏ

Có nên trị đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian

Các chuyên gia nhãn khoa và bác sĩ khuyên rằng không nên tự ý chữa đau mắt đỏ bằng các phương pháp dân gian. Bởi mặc dù các phương pháp này khá phổ biến nhưng chúng ta lại không thể đảm bảo được hiệu quả của nó. Hơn thế nữa các phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nhiều hơn cho mắt, làm nặng hơn tình trạng bệnh.

Ví dụ như khi chúng ta xông lá hoặc dùng lá lấy từ trong ngăn mát tủ lạnh đắp lên mắt sẽ thấy dễ chịu hơn và lầm tưởng đó là bệnh đã đỡ. Nhưng thực ra đó chỉ là cảm giác đánh lừa mà thôi, sau đó chỉ mộ khoảng thời gian ngắn sẽ trở lại như trước. Thậm chí nhiều trường hợp tiến triển nặng hơn. Như vậy khá nguy hiểm vì người bệnh sẽ chủ quan mà không đi gặp bác sĩ thăm khám.

Hơn nữa trong quá trình thực hiện các thao tác chúng ta không thể đảm bảo tính vô khuẩn, vô trùng cho nguyên liệu dẫn tới một số tác nhân gây hại khác lại có cơ hội đi vào mắt và bệnh diễn biến nặng hơn, điều trị khó khăn hơn. Đã có rất nhiều trường hợp chữa tại nhà bằng phương pháp dân gian dẫn đến nhiễm trùng nặng, khi vào viện thì đã muộn mà bị giảm thị lực, mù lòa.

>>>Xem thêm

Phương pháp trị đau mắt đỏ đúng cách

Để điều trị đau mắt đỏ đúng cách, khoa học chúng ta cần làm những điều dưới đây:

Điều trị toàn diện

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Đặc biệt là các chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, chất béo, tinh bột nhằm tăng cường hệ miễn dịch, chống lại hiệu quả các tác nhân gây bệnh.
  • Ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin như chanh, bưởi, cam…
  • bệnh có lây truyền thông qua tiếp xúc. Bởi vậy tốt nhất khi đi ra ngoài đường nên mang theo khẩu trang. Khi về nhà cần vệ sinh sạch sẽ tay, chân.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đeo khẩu trăng, kính râm, kính chắn bụi… để bảo vệ đôi mắt.
  • Không để nước bẩn dính vào mắt.
  • Đi bơi nên đeo kính chuyên dụng, sau khi bơi phải rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Không đi bơi khi đang bị bệnh về mắt.
  • Không day, dụi mắt bằng tay khi bị ngứa.

Điều trị cụ thể

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, đối tượng người bệnh mà bác sĩ sẽ được ra phác đồ điều trị cụ thể. Ví dụ như nếu bệnh do vi khuẩn thì cần dùng đến kháng sinh. Còn do vi rút thường thì sẽ để từ 7-10 ngày bệnh tự khỏi mà không cần thuốc. Người bệnh nên:

  • Dùng đúng loại thuốc và liều lượng thuốc bác sĩ đã kê đơn. Một số loại thuốc thường được dùng như kháng sinh, kháng viêm, thuốc tra mắt, nước mắt nhân tạo…
  • Tra thuốc đúng cách, không để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt, chỉ nên nhỏ 1-2 giọt mà thôi. Với dạng gel hoặc thuốc mỡ thì nên bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới .
  • Theo dõi diễn biến bệnh, đến gặp bác sĩ điều trị khi cần thiết.

Phòng ngừa lây truyền đau mắt đỏ

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội đó là:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân nói chung và vệ sinh đôi mắt nói riêng hàng ngày.
  • Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày làm sạch mắt.
  • Dùng riêng khăn mặt cho mỗi người.
  • Hạn chế tối đa tình trạng các chất hóa học, tẩy rửa như dầu gội, dầu xả, sữa tắm… dây vào mắt.
  • Đeo kính râm, kính chắn gió bụi khi ra đường.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đồng người nếu xung quanh đang có dịch đau mắt đỏ.
  • Nếu đi bơi thì hạn chế bơi ở bể đông người. Dùng kính bơi và sau khi bởi phải rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Nếu trong nhà có người bị đau mắt đỏ thì nên cách ly một cách hợp lý tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.

Trên dây là một vài cách chữa đau mắt đỏ dân gian được ông bà ta truyền lại từ xưa. Tuy những cách này mang lại tỷ lệ hiệu quả nhất định nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến nặng cao. Bởi vậy khi bị bệnh tốt nhất chúng ta nên đến thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Hoặc liên hệ tư vấn tại:

  • BỆNH VIỆN MẮT VIỆT NHẬT
  • Hotline: 0985 670 637
  • Địa chỉ: Số 122 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.