Bệnh khác của mắt, Bệnh về mắt

Mộng Thịt ở Mắt là gì? Có nguy hiểm không? Hướng Khắc Phục

Mổ cận thị laser không chạm

Mộng thịt (pterygium) gây cản trở tầm nhìn và mất đi tính thẩm mỹ cho đôi mắt của bạn. Mộng thịt có phải là u không? Cách điều trị nó như thế nào? Hãy cùng bệnh viện mắt Việt Nhật tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mộng thịt là gì?

Mộng  thịt là sự phát triển của mô thịt (có các mạch máu) có thể phát triển từ kết mạc (phần màu hồng) lên giác mạc hoặc màng nhầy bao phủ phần trắng của mắt trên giác mạc. Nó có thể vẫn nhỏ hoặc phát triển đủ lớn để che một phần giác mạc. Khi điều này xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Một hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng.

Mộng thịt
Mộng thịt có thể xảy ra ở một mắt và cả hai mắt

Mộng thịt thường được tìm thấy nhất là bắt nguồn từ bề mặt bên trong (mũi) của mắt, và kéo dài về phía đồng tử. Chúng cũng có thể xảy ra ở bên thái dương (về phía tai) của mắt. Giai đoạn đầu của mộng thịt chỉ một vài một vài mạch máu sau lâu dần sẽ phát triển thành một khối mờ đục dày gây cản trở tầm nhìn. Theo khảo sát mộng thịt phổ biến hơn ở các nước gần xích đạo, nơi tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím.

>>Xem thêm:

 Triệu chứng của mộng thịt

Trong giai đoạn đầu, mộng thịt thường không có triệu chứng, tuy nhiên, khi bị viêm, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Ngứa, cảm giác dị vật (có sạn) trong mắt.
  • Mờ mắt và kích ứng mắt.
  • Chảy nước mắt và nóng rát.
  • Viêm, bao gồm cả lòng trắng đỏ ngầu của mắt ở bên có mộng thịt.
  • Trong giai đoạn sau, mộng thịt có thể phát triển trên mống mắt và đồng tử của bạn, làm mờ tầm nhìn của bạn.

Nếu mộng thịt phát triển đủ lớn để che giác của bạn, nó có thể cản trở tầm nhìn của bạn. Mộng thịt dày hoặc lớn hơn cũng có thể khiến bạn cảm thấy như có dị vật trong mắt. Bạn có thể không tiếp tục đeo kính áp tròng khi bị mộng thịt do cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân dân đến mộng thịt

Nguyên nhân chính xác của mộng thịt vẫn chưa được biết. Bởi vì nó được coi là một khối u, một số người có thể lo sợ rằng nó là một dạng ung thư. Hãy yên tâm, mộng thịt là một tổn thương lành tính (không phải ung thư) và không lan ra ngoài bề mặt của mắt. Những người có mắt thường xuyên tiếp xúc với một số yếu tố nhất định có nguy cơ phát triển tình trạng này cao hơn. Các yếu tố này bao gồm:

  • Tiếp xúc với tia cực tím (từ mặt trời hoặc nguồn khác), kích hoạt bức xạ của các tế bào tăng trưởng đặc biệt gọi là nguyên bào sợi, thiếu hụt choline, rối loạn viêm, rối loạn mạch máu gây ra sự phát triển không kiểm soát của mạch máu, bất thường hệ thống miễn dịch, bất thường màng nước mắt và thậm chí có thể có liên kết virus.
  • Cư trú ở vùng khí hậu nắng ấm gần đường xích đạo.
  • Có lối sống ngoài trời (làm việc ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 150%).
  • Môi trường nhiều bụi hoặc cát – tiếp xúc lâu dài ở những nơi khô ráo và nhiều gió được cho là nguyên nhân góp phần vào sự phát triển của tình trạng này.
  • Tuổi tác – nguy cơ gia tăng theo độ tuổi. Các ước tính cho thấy khoảng 12% đàn ông Úc trên 60 tuổi mắc chứng bệnh này.

Ngoài ra, nguyên nhân gây mộng thịt là do sự kết hợp của các yếu tố trên lại với nhau.

Mộng thịt được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán mộng thịt rất đơn giản. Bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể chẩn đoán tình trạng này dựa trên khám sức khỏe bằng đèn khe. Đèn này cho phép bác sĩ nhìn thấy mắt của bạn với sự trợ giúp của độ phóng đại và ánh sáng rực rỡ. Có thể kiểm tra được bề mặt và cấu trúc bên trong phía trước của mắt bạn, mô hồng lót mí mắt và góc trong của mắt, mí mắt, lông mi và ống dẫn nước mắt.

Nếu bác sĩ của bạn cần làm các xét nghiệm bổ sung, họ có thể bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực: Bài kiểm tra này liên quan đến việc đọc các chữ cái trên biểu đồ mắt.
  • Địa hình giác mạc: Kỹ thuật lập bản đồ y tế này được sử dụng để đo những thay đổi về độ cong trong giác mạc của bạn.
  • Ảnh tư liệu: Quy trình này bao gồm việc chụp ảnh để theo dõi tốc độ phát triển của mộng thịt.
Mộng thịt
Mộng thịt nếu không điều trị sẽ gây cản trở tầm nhìn và gây mất thẩm mỹ

 Mộng thịt được điều trị như thế nào?

Mộng thịt thường không cần điều trị trừ khi nó cản trở tầm nhìn của bạn hoặc gây khó chịu nghiêm trọng. Khám mắt định kỳ để bác sĩ nhãn khoa kiểm tra mắt của bạn để xem liệu sự phát triển có gây ra các vấn đề về thị lực hay không. Sau đây là 3 cách điều trị mộng thịt:

Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân bên ngoài

Bảo vệ khỏi bức xạ tia cực tím – nếu mộng thịt nhỏ, không đau và không gây ra các vấn đề về thị lực, bạn có thể được khuyên đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài trời. Bảo vệ mắt khỏi bức xạ tia cực tím có xu hướng ngăn chặn sự phát triển của mộng thịt. Nên dùng kính râm bao quanh vì chúng che chắn mắt khỏi tia cực tím chiếu vào từ hai bên mặt.

Hạn chế tiếp xúc với những thứ sau có thể làm chậm sự phát triển của nó như gió, bụi bặm, phấn hoa, khói,… Tránh những tình trạng này cũng có thể giúp ngăn chặn mộng thịt quay trở lại nếu bạn đã cắt bỏ.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ – để điều trị kích ứng nhẹ hoặc bôi trơn và làm dịu giác mạc. Đối với tình trạng viêm nặng, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể kê toa một đợt nhỏ thuốc nhỏ mắt steroid, hoặc corticosteroid để giảm viêm. Những loại thuốc này chỉ làm dịu các triệu chứng và không phải là cách chữa bệnh. Tham khảo thêm thuốc mắt tại đây

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất có thể loại bỏ mộng thịt, nếu thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ không giúp giảm đau. Phẫu thuật cũng được thực hiện khi mộng thịt gây mất thị lực hoặc một tình trạng gọi là loạn thị, có thể dẫn đến nhìn mờ. Bạn cũng có thể thảo luận về các thủ tục phẫu thuật với bác sĩ nếu bạn muốn loại bỏ mộng thịt vì lý do thẩm mỹ của đôi mắt.

Có một số rủi ro liên quan đến các hoạt động này. Trong một số trường hợp, mộng thịt có thể trở lại sau khi được phẫu thuật cắt bỏ. Mắt của bạn cũng có thể cảm thấy khô và kích ứng sau khi phẫu thuật.

Mộng thịt
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất loại bỏ mộng thịt

Mộng thịt có tái phát lại sau phẫu thuật không?

Phẫu thuật mộng thịt không đơn giản như cắt phần phát triển ra khỏi kết mạc của bạn và khâu lại. Mộng thịt có nguy cơ tái phát lại sau phẫu thuật. Tỷ lệ tái phát cao liên quan đến kỹ thuật phẫu thuật, nếu bác sĩ nhãn khoa lấy một phần kết mạc của chính bệnh nhân từ một phần khác của mắt và sử dụng nó như một mảnh ghép để lấp đầy khoảng trống còn lại khi mộng thịt được loại bỏ thì nguy cơ tái phát rất cao.

Để hạn chế sự tái phát lại mộng thịt sau phẫu thuật người ta sử dụng phương pháp tự động ghép kết mạc. Cách tiến hành như sau:  Lấy khối mộng thịt ra và loại bỏ mô sẹo bên dưới khỏi kết mạc – chỉnh hình các mô kết mạc khỏe mạnh bị di lệch bởi mộng thịt có thể rút về vị trí ban đầu – lỗ trống do việc loại bỏ mộng thịt sẽ được bổ sung lại bằng màng ối đã qua xử lý lấy từ mô nhau thai người, nó được kết dính cố định keo fibrin. Vì vậy với phương pháp phẫu thuật hiện nay, tránh được sự khó chịu sau phẫu thuật và tình trạng viêm nhiễm do chỉ khâu gây ra và hạn chế sự tái phát.

Cho dù bạn điều trị mộng thịt vì bất kỳ lý do gì như vấn đề giác mạc hay thẩm mỹ thì việc điều trị mộng thịt nên được thực hiện sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và thảo luận với bác sĩ nhãn khoa. Nếu cần tư vấn về cách phát hiện mộng thịt cũng như phương pháp điều trị hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi.

Tham khảo một số từ: https://en.wikipedia.org/wiki/Pterygium_(conjunctiva) và đội ngũ bác sĩ tại: https://matvietnhat.com/