Mắt đổ ghèn là vấn đề không phải của riêng ai. Nhưng không phải ai cũng có được những hiểu biết cơ bản về tình trạng này. Vậy thì hãy dành một vài phút để đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Mắt đổ ghèn là gì?
Ghèn mắt chính là gỉ mắt, nó vẫn được hình thành trong khi ngủ. Gỉ mắt giúp giữ ẩm cho mắt và ngăn nước mắt chảy ra bên ngoài. Mắt có thể bị khô nếu không có lớn ghèn này.
Gỉ xuất hiện ở khóe mắt một chút sau khi ngủ dậy thì không sao. Nhưng nếu ghèn xuất hiện nhiều và thường xuyên, thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể.
Trong trường hợp, gỉ mắt nhiều, nhưng không đi kèm với triệu chứng đau nhức, sưng tấy, thì có thể gỉ xuất hiện do bụi bẩn bám vào mắt quá nhiều. Còn nếu ghèn mắt ra nhiều và đi kèm với các khó chịu ở mắt khác, thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân.
Biểu hiện của mắt bị đổ ghèn
Thông thường, để bảo vệ và giữ ẩm, mắt sẽ tự tiết ra một lớp màng dịch mỏng. Lớp màng này là sự kết hợp của một loại chất nhờn và dầu. Chất dịch thường có màu trong suốt, trắng ngày hoặc vàng nhẹ, dính ướt, có khi khô cứng lại thành vảy. Nhiều khi chất dịch đó loãng như nước mắt.
Nếu bạn thấy gỉ mắt xuất hiện nhiều, đi kèm với các triệu chứng dưới đây, thì bạn cần chú ý và nên đi khám mắt.
- Dịch mắt ra nhiều, đặc và dính.
- Dịch ra có màu vàng, xanh lá hoặc trắng.
- Mắt khó mở vì ghèn làm mí dính vào với nhau.
- Mắt nhìn mờ.
- Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Xuất hiện tình trạng sưng, đỏ và đau mắt.
Ghèn mắt là dấu hiệu của bệnh gì?
Mắt đổ ghèn là một trong những cảnh báo về sự bất ổn của cơ thể. Dưới đây là những bệnh lý của mắt có dấu hiệu đổ ghèn.
Khô mắt
Mắt khô chứng tỏ chất dịch làm ẩm mắt tiết ra không đủ. Theo đặc điểm sinh học của cơ thể, mắt sẽ tiết nhiều dịch hơn để bù đắp tình trạng khô mắt. Đây chính là nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, khi mắt bị khô, bề mặt của mắt rất dễ bị kích ứng, mắt có thể bị viêm gây sưng cộm, nóng rát, đỏ hoặc nhìn mờ.
Viêm kết giác mạc
Khi mắt bị viêm kết giác mạc cũng xuất hiện biểu hiện đổ gỉ nhiều. Lớp bao phủ lòng trắng của mắt đã bị nhiễm trùng hoặc viêm. Bạn sẽ thấy mắt bị kích ứng, cộm, đỏ mắt và ngứa.
Với những người bị viêm kết mạc, gỉ thường tích tụ nhiều và có màu trắng, xanh lá hoặc vàng. Gỉ không chỉ có ở phần khóe mắt, mà còn nằm ở dọc bờ mi.
Có 3 loại viêm kết giác mạc thường gặp nhất gồm:
- Viêm kết mạc do virus: Dịch tiết ra thường trong và lỏng. Đôi khi bạn có thể thấy dịch có đặc, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Với trường hợp bị viêm do virus, mầm bệnh rất dễ lây lan rộng.
- Viêm giác mạc do vi khuẩn: Dịch tiết ra đặc giống như mũ, thường có màu vàng, xanh lá hoặc xám. Mí mắt sau khi thức dậy rất khó mở. Đây là một bệnh nguy hiểm, có thể làm cho thị lực của người bệnh bị suy giảm. Vì vậy người bệnh nên sớm thực hiện các biện pháp điều trị.
- Viêm kết mạc do dị ứng: Đây là tình trạng mắt dị ứng với một thứ gì đó có thể là phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, đồ trang điểm,… Khi gặp phải tình trạng này, mắt có gỉ đi kèm với chảy nước mắt. Bệnh thường xuất hiện ở cả 2 mắt và không bị lây.
Viêm bờ mi
Viêm bờ mi hay còn gọi là viêm mí mắt, đây là tình trạng bị viêm ở các nang lông mi hoặc phần này tiết dầu nhiều khác thường. Mắt khi này cũng bị đổ gỉ nhiều, bờ mi viêm nên mi mắt dính vào nhau khó mở ra sau khi ngủ dậy. Bạn có thể vệ sinh để khắc phục tình trạng viêm bờ mi, trường hợp này sẽ cần dùng thuốc điều trị.
Tắc tuyến lệ
Đây cũng là một nguyên nhân khiến gỉ mắt xuất hiện nhiều. Khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt sẽ ứ đọng ở túi lệ gây viêm. Đi kèm với triệu chứng đổ ghèn, mắt còn nhìn mờ và bị chảy nước mắt nhiều.
Bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và bệnh sẽ tự hết trong năm đầu tiên. Còn với người lớn nếu bị tắc tuyến lệ thường do bị chấn thương, nhiễm trùng,…
Lẹo mắt
Lẹo mắt xuất hiện nguyên nhân chủ yếu là do nang lông bị nhiễm trùng. Mụn lẹo thường gây sưng, đỏ và đau ở mí mắt. Một số người có thể sẽ bị chảy mủ vàng và khó chịu khi chớp mắt. Đa phần, lẹo mắt thường tự khỏi, một số trường hợp có thể phải can thiệp bằng các biện pháp điều trị.
Loét giác mạc
Khi giác mạc bị nhiễm trùng hoặc bị tác động do chấn thương sẽ dễ dẫn đến tình trạng loét. Biểu hiện của bệnh này thường có dịch tiết nhiều, mắt đỏ, sưng ở mí và đau. Lớp gỉ đổ ra có thể làm mờ giác mạc.
Nếu gặp phải vấn đề này, bạn nên điều trị sớm để tránh gây ra những ảnh hưởng đến thị lực, có thể là mù lòa.
Dị vật trong mắt
Khi mắt có dị vật bên trong hoặc khi gặp phải chấn thương, mắt sẽ có xu hướng tiết nhiều nước hơn để bảo vệ mắt. Tình trạng đổ ghèn của mắt cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Vì vậy, bạn nên xem xét để xác định nguyên nhân cho chính xác.
Cách điều trị mắt đổ ghèn hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng đổ ghèn của mắt ngay tại nhà. Bạn ngâm khăn mềm với nước ấm rồi đắp lên mắt trong vài phút, sau đó lau nhẹ thì ghèn sẽ hết.
Với trường hợp ghèn đổ nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm và đi kèm với các biểu hiện khác, bạn nên kết hợp với các phương pháp can thiệp y khoa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo một số hướng điều trị đổ gỉ ở mắt sau:
- Nguyên nhân do vi khuẩn, virus, nấm: Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, vi khuẩn và nhỏ mắt để khắc phục.
- Nguyên nhân do dị ứng: Nhỏ mắt kết hợp với uống thuốc kháng sinh Histamin.
- Nếu do tắc tuyến lệ hoặc lẹo mắt: Bạn cần khắc phục bằng cách can thiệp y khoa.
>>>Xem thêm
Cách phòng tránh mắt đổ gỉ
Để hạn chế tối đa gỉ mắt đổ ra nhiều, việc bạn cần làm trước tiên là giữ gìn vệ sinh thật sạch cho mắt. Ngoài ra, bạn cần:
- Hạn chế để tay chạm vào mắt để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Trước khi vệ sinh, làm sạch mắt cần phải đảm bảo tay đã được rửa sạch sẽ.
- Sáng sau khi thức dậy, hãy dùng khăn ẩm hoặc miếng giấy lau đa năng thấm nước rồi lau từng mắt. Nên lau từ khóe mắt ra ngoài để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm giữa các mắt với nhau.
- Nhớ tẩy trang sạch sẽ vùng mắt trước khi đi ngủ.
- Sử dụng sản phẩm chuyên dụng và phù hợp.
- Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân trong vệ sinh vùng mắt.
- Trường hợp có sử dụng kính áp tròng, thì nên chú ý đến việc vệ sinh tay và kính trước khi đưa vào mắt. Nếu mắt đổ gỉ nhiều, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Các đồ dùng vệ sinh nên đảm bảo sạch sẽ, giặt và phơi khô thường xuyên.
- Loại bỏ các yếu tố dị ứng ra khỏi môi trường sống.
Thực tế, mắt đổ ghèn cũng không khó loại bỏ. Nếu như bạn nắm được những kiến thức và thông tin ở trên, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và bảo vệ mắt tốt nhất. Chúc bạn sẽ luôn giữ được đôi mắt sáng và khỏe đẹp.