Loạn thị bẩm sinh là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này có nghĩa là khi ánh sáng đi vào mắt, nó không được phân bố chính xác đến võng mạc, dẫn đến thị lực của trẻ bị mờ. Vậy loạn thị bẩm sinh có chữa được không? Để làm rõ vấn đề này mời các bạn cùng bệnh viện mắt Việt Nhật theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung
Loạn thị bẩm sinh là gì?
Mắt của một người bình thường khi các tia ánh sáng đi qua, thì các tia sáng này sẽ tập trung tại một điểm ở võng mạc, giúp cho con người nhìn thấy rõ hình ảnh của mọi vật. Tuy nhiên khi bị loạn thị, giác mạc của con người sẽ có hình dạng không như ban đầu. Khi đó hình ảnh mà con người nhìn thấy được sẽ bị nhòe đi do các chùm tia sáng đã bị phân tách thành nhiều điểm.
Hiện nay, có rất nhiều trẻ em khi vừa mới sinh ra đã mắc tật khúc xạ này được gọi là loạn thị bẩm sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề nhìn và nhận thức sau này. Nhiều bậc phụ huynh đang rất lo lắng vì không biết trẻ bị loạn thị bẩm sinh có chữa được không.
>> Xem thêm:
Nguyên nhân gây nên loạn thị bẩm sinh?
Mặc dù loạn thị bẩm sinh là do độ cong của giác mạc, thủy tinh thể hoặc cả hai, nhưng không có nguyên nhân chính xác nào đằng sau chính độ cong đó. Đối với trẻ sơ sinh, khi có cha mẹ hoặc người thân bị loạn thị thì rất có thể mắc loạn thị bẩm sinh do tật khúc xạ này có tính di truyền. Ngoài ra, cũng có thể ngay từ khi còn là bào thai nhãn cầu của trẻ đã có những sự phát triển không tốt và gây tổn thương bẩm sinh, ảnh hưởng đến hình dạng cũng như là cấu trúc của giác mạc.
Trẻ em sinh ra mắc các tật khúc xạ khác như cận thị hoặc viễn thị cũng làm tăng khả năng mắc chứng loạn thị của trẻ. Ngoài ra có một số nghiên cứu cho rằng những đứa trẻ có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng bị loạn bẩm sinh hơn.
Tác hại của loạn thị bẩm sinh
Trẻ em bị loạn thị bẩm sinh sẽ rất khó để tập trung do hình ảnh không rõ ràng, làm cho trẻ phải thường xuyên thay đổi tư thế để nhìn vật. Vì vậy cha mẹ cần chú ý theo dõi và đưa con đi khám ngay khi phát hiện những biểu hiện về khả năng nhìn, nhận của bé. Loạn thị bẩm sinh sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Sau đây là một số biểu hiện phổ biến nhất khi trẻ mắt loạn thị bẩm sinh:
- Mắt mờ, trẻ nhìn thấy vật không rõ, hình ảnh bị nhòe đi.
- Khi nhìn ở khoảng cách xa hay gần trẻ đều phải nheo mắt.
- Trẻ thường xuyên phải dụi mắt khi nhìn vào một vật.
- Ngoài ra, khi trẻ bị loạn thị bẩm sinh sẽ có các biểu hiện khác như: Nhức đầu, mệt mỏi, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,…
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?
Với sự phát triển của ngành y tế hiện nay thì các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm vì loạn thị bẩm sinh có thể chữa được. Đối với những trường hợp loạn thị nhẹ, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn sẽ được xem là loạn thị sinh lý thì chúng ta không cần quá lo ngại, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên.
Tuy nhiên, khi bị loạn thị nặng, loạn thị kết hợp với cận thị hoặc viễn thị để đảm bảo khả năng nhận biết thì trẻ cần đến những can thiệp lớn hơn từ y tế. Nếu bị bỏ qua và không được điều trị đúng cách, loạn thị bẩm sinh có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực khác, trong đó tệ nhất là mất thị lực.
Làm thế nào để chẩn đoán loạn thị bẩm sinh ở trẻ em?
Trẻ có thể không nhận ra tầm nhìn của mình bị mờ nên cha mẹ cần tinh ý và chủ động. Tốt nhất bạn nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa và cho con đi khám mắt toàn bộ trong giai đoạn sơ sinh và khi bước vào tuổi đi học. Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể sử dụng các công cụ sau để chuẩn đoán loạn thị bẩm sinh:
- Kiểm tra thị lực: Điều này liên quan đến việc đọc các chữ cái trên biểu đồ. Các chữ cái nhỏ dần trên mỗi dòng.
- Astigmatic dial: Biểu đồ hiển thị một loạt các đường tạo thành một nửa vòng tròn. Những người có thị lực hoàn hảo sẽ nhìn rõ các đường nét, trong khi những người bị loạn thị sẽ nhìn rõ hơn một số so với những người khác.
- Máy đo độ dày sừng, hoặc máy đo nhãn khoa: Thiết bị này đo ánh sáng phản xạ từ bề mặt giác mạc. Nó đo bán kính cong của giác mạc và có thể đánh giá mức độ cong bất thường.
- Địa hình giác mạc: Quá trình này cung cấp thêm thông tin về hình dạng và đường cong của giác mạc.
Loạn thị bẩm sinh chữa bằng cách nào?
Sau khi biết được loạn thị bẩm sinh có chữa được không thì bạn cũng nên tham khảo các cách chữa trị. Nhằm chọn lựa phương pháp phù hợp nhất cho con của mình. Hiện nay có các phương pháp hỗ trợ tạm thời để khắc phục tầm nhìn cho trẻ bị loạn thị bẩm sinh.
Đối với trẻ nhỏ
Các phương pháp này thường được dùng cho bé khi còn nhỏ, chưa đủ tuổi để tiến hành những cuộc phẫu thuật có can thiệp đến mắt.
Đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng
Là giải pháp đơn giản nhất cho tất cả các đối tượng mắc loạn thị bẩm sinh. Khi đeo kính trẻ sẽ có thể nhìn thấy vật một cách rõ ràng hơn, do hình ảnh của vật đã được khắc phục trước khi truyền đến mắt. Có rất nhiều loại mắt kính dành cho người bị loạn thị bẩm sinh. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời vì khi bỏ kính ra thì mắt vẫn bị tật.
Hơn nữa, các bậc cha mẹ phải lưu ý rằng mặc dù kính mắt theo toa hoặc kính áp tròng thường được sử dụng để điều chỉnh chứng loạn thị, nhưng nó không phải lúc nào cũng cần thiết cho trẻ quá nhỏ.
Tập các bài tập giành cho mắt
Bên cạnh việc mang kính thường xuyên để hỗ trợ cũng như là ngăn cản sự tăng độ loạn ở trẻ bị loạn thị bẩm sinh thì cha mẹ cũng có thể cho bé tập mắt thường xuyên với các bài tập đơn giản tại nhà. Các bài tập này sẽ giúp mắt của trẻ được khỏe hơn, thậm chí là có thể làm giảm hoặc giúp mắt trở về trạng thái như bình thường nếu như bị loạn không quá nặng.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Ngoài ra, việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại cũng giúp cho mắt của trẻ được khỏe mạnh hơn, hạn chế tăng độ loạn.
Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt của trẻ như các loại quả có màu đỏ, chứa nhiều vitamin A, các chất khoáng, các loại dầu cá,… và tạo cho trẻ một thói quen nghỉ ngơi hợp lý.
Đối với trẻ đã đủ 18 tuổi
Khi những người bị loạn thị bẩm sinh đã đủ trưởng thành (thường là 18 tuổi) thì ngoài các biện pháp khắc phục tạm thời, họ còn có thể tiến hành các biện pháp can thiệp trực tiếp đến mắt được gọi là phẫu thuật mắt. Phương pháp này sẽ giúp cho chứng loạn thị bẩm sinh được khắc phục hoàn toàn. Hiện nay, để hồi phục hoàn toàn cho mắt bị loạn thị bẩm sinh, chúng ta sẽ sử dụng tia laser. Phẫu thuật bằng tia laser sẽ được chia thành các phương pháp như PRK, Lasik, Lasek,… Các phương pháp này mặc dù có thể giúp hồi phục mắt vĩnh viễn tuy nhiên lại có chi phí khá cao. Bên cạnh đó vẫn còn có độ rủi ro do đó các trẻ nhỏ chưa đủ tuổi và người mắc các bệnh lý khác không nên tiến hành.
Mong rằng với bài chia sẻ trên có thể giúp các bạn làm rõ được thắc mắc loạn thị bẩm sinh có chữa được không? Trẻ em chúng còn quá nhỏ để nhận biết những vấn đề về mắt của mình. Chính vì vậy đưa trẻ khi khám mắt định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời loạn thị bẩm sinh ở trẻ em.