Đối với những người bị cận thị, nếu đeo kính thường thường xuyên sẽ giúp thị lực rõ ràng hơn rất nhiều nên họ muốn đeo chúng mọi lúc. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng việc đeo kính thường xuyên sẽ gây hại cho mắt và sẽ khiến độ cận ngày càng tăng. Ý kiến này liệu có đúng không? Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? Hãy cùng bệnh viện mắt Việt Nhật tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung
Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không?
Nếu không phẫu thuật thì đeo kính là biện pháp duy nhất để khắc phục tật cận thị, nhìn mờ những vật ở xa. Đeo kính cận sẽ không làm cho thị lực của bạn kém đi cũng như không làm cho mắt của bạn phụ thuộc vào kính điều chỉnh. Theo các chuyên gia Nhãn khoa, có rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến việc khi nào đeo kính và cận thị có nên đeo kính thường xuyên không. Trong đó, có 2 chỉ số quan trọng bậc nhất là: Độ tuổi và độ cận.
Yếu tố quyết định |
Chưa cần đeo kính | Không nên đeo kính thường xuyên |
Nên đeo kính thường xuyên |
|
Dưới 18 tuổi |
< 1 độ | X | ||
> 1 độ |
X |
|||
Trên 18 tuổi |
< 1 độ | X |
|
|
> 1 độ |
X |
Cận thị nặng hay nhẹ sẽ được xác định thông qua độ cận. Độ cận thị được gọi là Diop là độ cong của loại thấu kính được sử dụng để giúp mắt nhìn thấy những vật ở xa. Dựa vào độ Diop, chia cận thị làm ba mức độ: Cận nhẹ < 1 độ (- 0,25 đến -0,75, lúc này mắt vẫn nhìn thấy được những vật ở xa); Cận thị trung bình > 1 độ (từ -1 đến – 6, lúc này mắt nhìn những vậy ở xa đã bị mờ, không rõ); Cận nặng (trên – 6, mắt hoàn toàn không nhìn thấy ở xa).
Sở dĩ việc đeo kính phụ thuộc vào độ tuổi bởi vì:
- Dưới 18 tuổi: Cơ thể chưa phát triển toàn diện, độ cận của mắt không ổn định. Vì vậy, nếu bị cận nhẹ < 1 độ thì không cần đeo kính. Vì mắt vẫn có khả năng điều tiết được nên không cần thiết phải đeo kính. Tuy nhiên, nếu chưa đủ 18 tuổi nhưng cận thị >1 độ thì lúc này nên đeo kính thường xuyên để hạn chế sự điều tiết của mắt.
- Trên 18 tuổi, lúc này độ cận đã ổn định. Nếu cận < 1 độ thì có thể đeo kính nhưng không cần thường xuyên. Chỉ đeo kính khi mắt cần nhìn những vật thể ở xa. Nếu cận > 1 độ thì nên đeo kính thường xuyên.
Điều gì xảy ra nếu không đeo kính thường xuyên khi bị cận thị
Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? Câu trả lời là có, vì đeo kính thường xuyên là thực sự cần thiết để duy trì độ cận ổn định. Đối với trường hợp cận thị nhẹ, không cần đeo kính và chỉ đeo kính khi có nhu cầu nhìn các vật ở xa. Với vai trò là một thấu kính hội tụ, sẽ giúp điều chỉnh lại khúc xạ của mắt, thu giữ hình ảnh và kết lại thành ảnh trên võng mạc. Giúp người bị cận thị có thể nhìn những vật ở xa.
Nếu người bị cận không đeo kính, khi ấy sẽ không nhìn rõ được những vật ở xa. Lúc này mắt sẽ cố gắng nhìn mọi vật và điều tiết cực độ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt và lâu ngày có thể sẽ bị tăng độ. Khi độ cận thị càng cao thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, tổn hại nghiêm trọng đến thị lực như nhược thị, lác,… Đặc biệt, việc không nhìn thấy rõ sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt, ảnh hưởng đến tính mạng khi lái xe, tham gia giao thông.
Cách lựa chọn kính cận phù hợp với khuôn mặt
Sau khi xác định cận thị có nên đeo kính thường xuyên không thông qua độ cận và độ tuổi thì việc lựa chọn một đôi kính cận phù hợp với mắt cũng rất quan trọng. Đầu tiên là chọn kính phù hợp với độ cận của mắt là hết sức quan trọng để đảm bảo độ cận ổn định theo thời gian, mắt bạn sẽ không bị biến chứng, nhức mỏi, thị lực luôn đạt ở mức độ tốt nhất. Thứ hai là chọn kính mà bạn thích, thoải mái, và kính làm tôn lên hình dạng khuôn mặt của bạn.
Sau đây là một số cách lựa chọn loại kính cận phù hợp với không mặt:
Hình dạng khuôn mặt |
Loại kính cận |
Tác dụng |
Khuôn mặt tròn | Thấu kính thẳng và hình chữ nhật góc cạnh | Sẽ làm cho khuôn mặt của bạn trông dài hơn và mỏng manh hơn |
Khuôn mặt vuông | Đeo kính tròn hoặc tròng lớn với gọng mỏng | Sẽ làm mềm các đường nét trên khuôn mặt vuông |
Khuôn mặt hình trái xoan | Phù hợp với tất cả các loại kính | Khuôn mặt trái xoan dài và tương đối mỏng, với cằm tròn và gò má cao tương đối hoàn hảo. |
Khuôn mặt hình trái tim | Đeo kính áp tròng nếu bạn có | Vì khuôn mặt có gò má hẹp và cằm nhỏ rất khó để đeo kính gọng |
>>Xem thêm:
Đeo kính cận thường xuyên như thế nào là an toàn
Cách đeo kính vào
Để đeo kính vào, bạn nên dùng hai tay nắm vào mặt trước của gọng kính. Trượt cánh tay qua tai và nhẹ nhàng hạ khung xuống mũi. Luôn cầm kính của bạn bằng hai tay để giảm sức căng cho bản lề.
Đừng đẩy kính vào mũi. Quá nhiều áp lực có thể gây ra vết lõm kéo dài trên sống mũi của bạn. Đeo kính sát mắt, không đeo vào đầu mũi hoặc nửa sống lưng. Vị trí này giúp bạn dễ dàng quan sát nhất. Ban đầu bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng bạn có thể khắc phục sự khó chịu này kịp thời.
Nên đeo kính trên đỉnh mũi
Khi bạn đã đeo kính, hãy dùng ngón trỏ chạm vào sống mũi và đẩy nó lên sao cho gọng kính nằm thoải mái trên đỉnh mũi của bạn. Trừ khi bác sĩ nhãn khoa đã hướng dẫn cụ thể bạn đeo kính ở vị trí khác, kính của bạn phải nằm thoải mái giữa hai mắt ở đỉnh trán.
Đừng kéo dài chúng ra. Đảm bảo rằng bạn không đặt kính lên trên đầu vì nó có thể kéo dài chúng ra khỏi hình dạng.
Giữ kính luôn sạch sẽ
Lau kính bằng vải sợi nhỏ và dùng một chút nước để loại bỏ các vết bẩn dai dẳng. Thường xuyên làm sạch gọng kính bằng xà phòng dịu nhẹ và nước để loại bỏ dầu hoặc bụi bẩn có thể truyền vào da của bạn.
- Tránh lau kính trên quần áo của bạn, chẳng hạn như áo phông hoặc áo khoác. Điều này có thể để lại các vết bẩn và hoa văn rất khó lau sạch.
- Tránh dùng ngón tay chạm vào ống kính. Điều này sẽ làm nhòe kính của bạn với dấu vân tay và vi khuẩn.
Tháo kính đúng cách
Nâng cao thái dương và trượt kính về phía trước bằng cả hai tay. Khi bạn đặt kính xuống, dù chỉ trong giây lát, hãy đảm bảo rằng bạn đã gấp chúng đúng cách. Đặt chúng xuống gần cánh tay, không phải ống kính.
Làm thế nào để hạn chế mắt cận tăng độ
- Khám mắt định kỳ để bác sỹ nhãn khoa kiểm tra sự tiến triển của cận thị và có liệu trình chữa trị kịp thời.
- Nên làm việc hay đọc sách ở những nơi có đủ ánh sáng, không nên quá tối cũng không quá tối.
- Cần lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi đúng quy định để đảm bảo mắt có đủ sức khỏe. Không nên nhìn quá lâu vào một vật như máy tính, điện thoại. Nên thực hiện quy tắc 20-20-20. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mỏi mắt kỹ thuật số, có thể gây mỏi mắt, đau đầu, căng cổ và giảm thị lực.
- Thường xuyên mát xa mắt, ủ khăn ấm và để mắt thư giãn. Việc này giúp tăng cường sự tuần hoàn máu và giải tỏa căng thẳng cho mắt.
- Hạn chế một số chất kích thích và đồ ăn có hại cho mắt
- Bổ sung thường xuyên các vi lượng giúp mắt sáng và khỏe mạnh như vitamin A, B1, B2, phốt pho, crom,….
Nếu mắt cận thị nặng thì nên điều trị bằng phương pháp nào?
Đối với những người bị cận nặng thì đeo kính thường xuyên là điều rất yếu. Tuy nhiên, cận càng nặng thì kính đeo càng dày, vì vậy gây cảm giác nặng mắt, mỏi mắt cho người đeo. Tính thẩm mỹ không cao. Đây chính là lúc, bạn nên suy nghĩ đến phương pháp phẫu thuật cận thị, đây là phương pháp duy nhất hiện nay giúp điều trị bệnh cận thị nhanh, an toàn, không phụ thuộc vào kính cận nữa. Dưới đây là 3 phương pháp phẫu thuật cận thị phổ biến và hiện đại nhất hiện nay:
Phẫu thuật Lasik – Tạo vạt giác mạc
Lasik là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách tạo 1 vạt giác mạc rất mỏng bằng dao tạo vạt giác mạc vi phẫu, vạt này được cẩn thận lật sang một bên trước khi tia laser chiếu vào bề mặt giác mạc để định hình lại hình dạng giác mạc. Sau đó vạt giác mạc được đậy lại, tự lành mà không cần chỉ khâu.
Phẫu thuật SmartSurf ACE – Điều trị trên bề mặt giác mạc
Là một phương pháp điều trị cận thị mới và hiện đại nhất hiện nay. Thực hiện phẫu thuật mà không cần chạm vào mắt, rất nhanh chóng chỉ trong một bước duy nhất, độ chính xác cao, làm giảm sự căng thẳng cho bệnh nhân, tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn cho mắt. Phẫu thuật an toàn hơn vì không có biến chứng vạt, SmartSurf ACE giúp giác mạc ổn định cơ sinh học hơn sau phẫu thuật và thị lực cải thiện tốt.
Phẫu thuật Phakic ICL – Cấy ghép thấu kính
Phẫu thuật Phakic ICL là phương pháp điều trị cận thị bằng cách đưa một thấu kính có độ an toàn cao vào bên trong mắt, nhưng không cần lấy thủy tinh thể tự nhiên của bệnh nhân ra. Đây là phương pháp hiệu quả cho những bệnh nhân có độ cận thị cao, hoặc những người có giác mạc mỏng không phù hợp với phẫu thuật mắt bằng laser.
Hy vọng, những thông tin bổ ích trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi cận thị có nên đeo kính thường xuyên không. Từ nay, hãy bỏ đi suy nghĩ sai lầm không đeo kính thường xuyên khi bị cận vì đây mới chính là lý do khiến nhãn cầu phồng làm mắt dễ bị lên độ cận. Cho bạn chọn phương pháp chữa trị nào đi chăng nữa, cách tốt nhất để kiểm soát độ cận là đi khám mắt thường xuyên và có chế độ sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ cho đôi mắt của bạn.