Cận thị là một trong 4 tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt, khiến mắt chỉ nhìn rõ được những vật ở gần và ngày càng trở nên mờ dần khi nhìn vật ở vị trí càng xa. Đối với những người mới bị cận, thì vẫn còn thắc mắc về độ cận là gì? Cận 1.5 độ là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của bệnh viện mắt Việt Nhật sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Nội dung
Độ cận là gì? Cận 1.5 độ là bao nhiêu?
Độ cận là được gọi là độ cong của loại thấu kính được sử dụng để đeo giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật ở xa một cách bình thường. Chúng ta thường hay thấy kí hiệu độ cận là D, có nghĩa là Diop (độ cận). Để phân biệt kính các tật khúc xạ, thì kính cận thị sẽ có ký hiệu là –D, còn +D là dùng cho viễn thị.
Độ cận nhỏ nhất là 0.25 độ, lớn nhất là 10,25 diop hoặc cao hơn 20, 30 độ đây là cận thị cực đoan. Công thức tính độ cận thị được dựa vào điểm cực cận (điểm gần nhất mà mắt nhìn rõ) và điểm cực viễn (điểm xa nhất mà mắt nhìn thấy) của mỗi người. Khoảng cách nhìn rõ của mắt là khoảng cách giữa điểm cực viễn và điểm cực cận. Với người cận thị 1.5 độ (-1.5D) sẽ có điểm cực viễn là 1m.
Xem đầy đủ bài viết: Cận thị là gì? Chữa bệnh cận thị như thế nào?
Cận 1.5 độ có nguy hiểm không?
Tùy theo độ cận thị mà người ta phân loại cận thị thành 3 cấp độ sau:
- Cận thị nhẹ: < -3 D
- Cận thị trung bình: -3 đến – 6 D
- Cận thị nặng: > -6 D
Như vật cận 1.5 độ là ở mức độ cận thị là nhẹ. Mắt nhìn rõ những vật ở gần nhưng khi nhìn xa thì đã gặp khó khăn. Các vật ở xa mì mờ, nhìn không rõ ràng.
Cận 1.5 độ có nên đeo kính không?
Độ cận 1.5 độ sẽ khiến người gặp khó khăn khi nhìn xa vì vậy nên đeo kính. Đây là cách cần thiết để duy trì độ cận ổn định. Kính sẽ giúp điều chỉnh lại khúc xạ của mắt, thu giữ hình ảnh và kết lại thành ảnh trên võng mạc. Giúp người bị cận thị có thể nhìn những vật ở xa. Nếu như nhìn gần khi đọc sách, hay đi lại sinh hoạt trong nhà thì có thể không đeo kính để giảm sự phụ thuộc của kính.
Nếu người bị cận 1.5 độ không đeo kính, khi ấy sẽ không nhìn rõ được những vật ở xa. Lúc này mắt sẽ cố gắng nhìn mọi vật và điều tiết cực độ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt và lâu ngày có thể sẽ bị tăng độ. Khi độ cận thị càng cao thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, tổn hại nghiêm trọng đến thị lực như nhược thị, lác,… Đặc biệt, việc không nhìn thấy rõ sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt, ảnh hưởng đến tính mạng khi lái xe, tham gia giao thông.
Một số lưu ý khi đeo kính cận 1.5 độ
Khi bị cận, bạn nên đi khám và nhờ sự tư vấn của bác sỹ để tư vấn về loại kính phù hợp. Bởi vì đeo kính không đúng 1.5 độ, cao hoặc thấp hơn sẽ gây ra các triệu chứng như nhức đầu, nhìn mờ, do mắt phải điều tiết mạnh hơn. Đeo kính sai độ không những không cải thiện tình trạng cận thị mà còn làm tăng độ.
Một tác hại của việc đeo kính cận 1.5 độ không đúng cách là đeo kính lắp lệch tâm có thể gây nhức mắt, để lâu ngày có thể gây hiện tượng song thị. Gọng kính quá chật khi đeo sẽ ép vào 2 thái dương, gây ra cảm giác khó chịu. Hãy nói chuyện với bác sĩ đo thị lực của bạn để biết thêm thông tin về loại kính phù hợp với bạn nhất nhé.
Tính độ cận 1.5 bằng phương pháp nào?
Cách đo độ cận thị của mắt sẽ được dựa vào 2 điểm là: Điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Nếu điểm cực cận của mắt là 1m thì bạn đã bị cận 1.5 độ.
Xem thêm:
Dùng bảng đo độ cận của mắt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bảng đo thị lực để tính độ cận 1.5, tuy thuộc vào đối tượng sử dụng mà sử dụng bảng đo độ cận mắt thích hợp:
- Bảng đo thị lực vòng tròn hở Landolt.
- Bảng đo thị lực chữ E của Armaignac.
- Bảng đo thị lực của Snellen với các chữ cái: L F D O I E
- Bảng đo thị lực hình dùng cho trẻ em, hoặc người không biết chữ.
Dùng máy kiểm tra mắt cận
Bạn có thể tự kiểm tra độ cận của mắt bằng máy đo điện tử hoặc đo mắt bằng kính mẫu, cách thực hiện như sau:
- Đo mắt bằng máy điện tử: Thông qua các chỉ số của máy đo điện tử có thể để đánh giá tình trạng của mắt, và biết được bạn có đang bị cận hay không.
- Đo mắt bằng kính mẫu: Kính mẫu là kính được thiết kế với các mức độ cận sẵn, nếu bạn nghi ngờ mình bị cận 1.5 thì có thể đeo kính mẫu với đọa cận -1.5D, nếu bạn nhìn rõ và thoải mái, không bị hoa mắt chóng mặt khi đeo tầm 10 phút thì độ kính đó chính là độ cận thích hợp với bạn.
Sử dụng phần mềm đo mắt cận online
Các phần mềm đo độ cận của mắt online bạn có thể tham khảo:
- Eye Care Plus
- Eye exam
- Eye test
- iCare Eye Test
- Eye Chart HD – Screen Vision
Ngoài đeo kính thì có phương pháp chữa trị cận 1.5 độ khác không?
Ngoài cách đeo kính gọng để điều chỉnh thị lực khi bạn cận 1.5 độ thì có thể sử dụng kính áp tròng Ortho-K nó giúp định hình và làm phẳng giác mạc giúp ánh sáng hội tụ vào đúng võng mạc. Người cận 1.5 độ sẽ nhìn rõ mọi vật trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tháo kính Ortho-K vào buổi sáng.
Nếu bạn cảm thấy phiền toái, và không thoải mái khi sử dụng kính hoặc kính áp tròng thì bạn có thể lựa chọn phẫu thuật khúc xạ để chữa trị cận. Với độ cận 1.5 độ thì sẽ dễ dàng điều trị bằng hai phương pháp mổ mắt cận phổ biến nhất hiện nay, đó là:
Phẫu thuật Lasik
Lasik là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách tạo 1 vạt giác mạc rất mỏng bằng dao tạo vạt giác mạc vi phẫu, vạt này được cẩn thận lật sang một bên trước khi tia laser chiếu vào bề mặt giác mạc để định hình lại hình dạng giác mạc. Sau đó vạt giác mạc được đậy lại, tự lành mà không cần chỉ khâu
Là một phương pháp điều trị cận thị mới và hiện đại nhất hiện nay. Thực hiện phẫu thuật mà không cần chạm vào mắt, rất nhanh chóng chỉ trong một bước duy nhất, độ chính xác cao, làm giảm sự căng thẳng cho bệnh nhân, tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn cho mắt. Phẫu thuật an toàn hơn vì không có biến chứng vạt, SmartSurfACE giúp giác mạc ổn định cơ sinh học hơn sau phẫu thuật và thị lực cải thiện tốt.
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi cận 1.5 độ là bao nhiêu? Cũng như các phương pháp khắc phục nó. Bệnh viện mắt Việt Nhật khuyên bạn, cho dù cận ở cấp độ nào, lựa chọn phương pháp điều trị ra sao thì cũng nên có sự tư vấn của bác sỹ nhãn khoa, để đảm bảo những điều tốt nhất cho đôi mắt của bạn.