Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện, vì bé sau sinh thường ngủ rất nhiều. Chỉ đến khi bé được vài ba tháng tuổi thì những biểu hiện tắc tuyến lệ mới rõ ràng. Vậy bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ có nguy hiểm không? Cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ có chữa được bệnh không? Hãy cùng bệnh viện mắt Việt Nhật tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung
Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ là gì?
Bạn có thấy, em bé khi mới sinh ra khi khóc hoàn toàn không có nước mắt không. Nguyên nhân là, trẻ mới sinh tuyến lệ chưa hoạt động khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày thì nó mới bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên có đến 2 – 4% trẻ sơ sinh hoàn toàn không có nước mắt khi khóc trong mấy tháng đầu đời. Nguyên nhân là do đường dẫn nước mắt của những bé này chưa thông hoàn toàn, do có lớp màng che mất đường dẫn nước mắt của bé dẫn đến bệnh tắc tuyến lệ bẩm sinh.
Nếu bé sinh non thì khả năng bị tắc tuyến lệ càng cao hơn. Bạn có thể yên tâm vì bệnh này có 90% thể tự khỏi khi trẻ khi đủ 12 tháng tuổi nếu biết giữ vệ sinh mắt cho bé và áp dụng cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ ở hướng dẫn dưới đây.
Biểu hiện của bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ
Tắc tuyến lệ ở trẻ do hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắt nghẽn hoàn toàn hoặc một phần. Để áp dụng cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ thì các mẹ nên biết các dấu hiệu của trẻ khi bị bệnh để tránh áp dụng nhầm lẫn bệnh nhé. Biểu hiện của trẻ bị tắc tuyến lệ:
- Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt. Đặc biệt là mỗi sáng khi thức dậy mắt thường có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.
- Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc.
- Mí mắt bị sưng phù và đỏ.
- Bé không khóc nhưng vẫn chảy nước mắt và nước mắt chảy nhiều hơn sẽ nhiều hơn gặp trời lạnh, có gió hoặc nắng gắt.
Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ thường sẽ đi kèm với viêm kết mạc. Tùy theo mức độ bị bệnh mà mắt có những biểu hiện khác nhau gây khó chịu cho trẻ. Nếu mắt bị nhiễm trùng thì sẽ kèm theo mắt đỏ, tuyến lệ tắt nghẽn quá lâu làm vùng góc trong mắt phồng hơn, ấn vào đó có nhầy mủ trào ra ở khóe trong của mắt. Chính vì vậy việc phát hiện kịp thời bệnh và áp dụng phương pháp chưa trị phù hợp sẽ giúp trẻ tránh những biến chứng do tắc tuyến lệ.
>>Xem thêm:
Cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ có hiệu quả không?
Nếu tuyến lệ của bé hoạt động bình thường, thì nước mắt được bài tiết liên tục để bôi trơn và làm sạch các bụi bẩn sau đó đổ về góc trong mắt và được dẫn xuống mũi qua một hệ thống ống gọi là tuyến lệ đạo. Dựa trên cơ sở đó cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ sẽ dùng tay tác động vào vùng góc mắt để kích thích, lưu thông tuyến lệ đạo, nước mắt không bị tắc nghẽn ở góc mắt nước. Cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ tiến hành như sau:
- Bước 1: Đảm bảo móng tay của bạn phải được cắt ngắn và sát khuẩn tay. Hoặc sử dụng tăm bông để day cho bé.
- Bước 2: Dùng 2 ngón tay út day từ phía trên của hốc mắt, day dần xuống phía gốc mũi sau.
Nên thực hiện day mắt cho bé từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 6 – 10 lần. Việc day mắt sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc. Cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ hiệu quả cao nhất khi trẻ 3 tháng tuổi. Bên cạnh việc day mắt cho bé thì vệ sinh mắt cho bé cũng là bước rất quan trọng. Mỗi ngày nên vệ sinh mắt cho trẻ nhiều lần bằng cách dùng bông gòn hoặc vải mềm thấm nước muối để vệ sinh mắt cho bé.
Nếu sau 3 tháng tuổi mà trẻ vẫn bị tắc tuyến lệ thì phải làm sao?
90% trẻ bị tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi từ 1 đến 3 tuổi. Tuy nhiên trong suốt quá trình đầu đời, tắc tuyến lệ sẽ gây khó chịu và ngứa ngáy cho trẻ. Nếu trong 3 tháng đầu, bạn áp dụng cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ mà tình trạng vẫn không khuyên giảm thì nên:
- Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Kết hợp day tuyến lệ và bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc.
- Sau 8 tháng tuổi: Một số trường hợp tắc tuyến lệ do không có điểm lệ và màng ngăn ở điểm lệ thì phải đi thông lệ đạo cho trẻ vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%.
- Sau 1 năm tuổi: Nếu trẻ vẫn bị tắc tuyến lệ thì phải phẫu thuật nối thông túi lệ – mũi mới chữa khỏi được bệnh.
Một số lưu ý khi áp dụng cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ
Cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ được xem là cách chữa trị tự nhiên, đơn giản mà mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn 3 tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi day mắt cho bé:
- Vệ sinh tay của bạn là yếu tố quan trong hàng đầu: Móng tay cắt ngắn, sát khuẩn bằng xà phòng, nước muối hoặc nước rửa tay chuyên dụng.
- Nếu day mắt bằng tăn bông thi nên cẩn thận, khi bé cựa quậy sẽ đâm vào mắt bé.
- Không sử dụng bất kỳ tinh dầu nào khi day mắt cho bé, tránh tình trạng làm cay mắt cho bé.
- Động tác day phải thật nhẹ nhàng và chính xác. Tránh trường hợp là đau bé và day nhầm vị trí nhé.
- Nếu mắt trẻ chuyển gỉ xanh thì phải dùng kháng sinh dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Nếu mắt của né có biểu hiện sưng, đỏ thì nên đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay.
- Khi áp dụng cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến đạo không hiệu quả thì bạn nên đưa trẻ đi thông lệ đạo tại các cơ sở chuyên khoa mắt có uy tín. Nhằm hạn chế biến chứng do tắc tuyến đạo không thể hồi phục.
Tắc lệ đạo bẩm sinh không phải là bệnh quá nguy hiểm. Cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu bệnh tình trẻ có dấu hiệu nặng hơn thì cần phải đưa trẻ đi khám sớm để bác sĩ mắt có thể chẩn đoán. Vì biểu hiện bị tắc tuyến lệ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cũng gây chảy nước mắt như glôcôm, quặm bẩm sinh, tổn thương ở giác mạc…